Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo đặc sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo đặc sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 26/05/2015

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu chung của đề án này là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Với đề án này, phấn đấu đến năm 2020 hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia; phấn đấu đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Theo đề án này, đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu sẽ phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.

Để đạt được những mục tiêu trên, đề án sẽ thực hiện nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu gạo Việt Nam; phát triển thương hiệu gạo quốc gia; phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương; phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo...

Cụ thể, đề án sẽ tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam đến doanh nghiệp, người tiêu dùng tại thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo đạt các tiêu chí thương hiệu gạo quốc gia.

Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia trong xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạo cũng nằm trong đề án này.

Đề án này có thể được xem là một bước đi mới trong việc xây dựng thương hiệu hạt gao Việt Nam trên thị trường quốc tế dù trong nhiều năm qua Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Việt Nam luôn trong “top 3” xuất khẩu gạo trong suốt hơn một phần tư thế kỷ qua với 7 - 8 triệu tấn gạo xuất khẩu/năm, chiếm hơn 20% thị phần xuất khẩu gạo thế giới.

Mặc dù vậy, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu gạo mạnh. Nhiều mặt hàng gạo xuất khẩu chỉ mang tên gọi chung là gạo 5%, 25% tấm. Nhiều khi gạo Việt vẫn còn phải “mặc áo” các loại gạo nước ngoài...

Mặt khác, đề án cũng cho thấy một nỗ lực mới của Chính phủ trong việc phát triển thị trường xuất khẩu khi năm ngoái xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam bị giảm so với năm trước đó và dự báo tình hình xuất khẩu năm nay vẫn tiếp tục khó khăn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 18-12-2014 cả nước đã xuất khẩu khoảng 5,96 triệu tấn gạo, giảm khoảng 11% so với mức 6,71 triệu tấn của cả năm 2013.

Sang năm 2015, tình hình xuất khẩu gạo dự báo sẽ tiếp tục khó khăn do bị cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan. Ấn Độ và Pakistan cũng đang giảm giá mạnh đối với phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp để cạnh tranh với Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

30/07/2013
“Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng “Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

21/12/2012
Giá tôm hùm tiếp tục giảm Giá tôm hùm tiếp tục giảm

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.

09/04/2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

31/07/2013
Hiệu Quả Của Nghề Nuôi Cá Nước Chảy Ở Tình Húc (Quảng Ninh) Hiệu Quả Của Nghề Nuôi Cá Nước Chảy Ở Tình Húc (Quảng Ninh)

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

31/07/2013