Bùng phát dịch tai xanh

Ông Lê Thanh Thiên thất thần khi cả đàn lợn đều bị nhiễm bệnh tai xanh
Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ở gia trại của ông Lê Thanh Thiên (xóm 8, Hưng Mỹ).
Ông Thiên cho biết: “Sáng 14/10, tôi nhận thấy gần chục con lợn có trọng lượng trên 70 kg bị ốm, bỏ ăn, nghĩ đây chỉ là những triệu chứng thông thường nên gia đình mua thuốc về tiêm nhưng không thấy chuyển biến.
Mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến chúng tôi trở tay không kịp, chỉ trong chốc lát cả đàn lợn (31 con) nhiễm bệnh hết sạch, bao nhiêu công sức, tiền của đổ sông đổ biển hết”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nghệ An Đăng Văn Minh khẳng định, đơn vị tiếp nhận thông tin từ cơ sở từ ngày 16/10 nhưng theo phản ánh của các hộ dân thì dấu hiệu lợn nhiễm bệnh đã xuất hiện từ vài ngày trước đó.
“Lẽ ra khi nhận thấy sự việc bất thường thì các hộ nuôi phải nhanh chóng báo cáo tình hình lên đơn vị chức năng, thế nhưng mọi người lại chủ quan và tự tiến hành điều trị.
Đến khi lợn có biểu hiện lâm sàng, xuất huyết thì họ mới sốt sắng báo cáo tình hình cho đơn vị chức năng, sự chậm trễ này là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh có cơ hội bùng phát ra xung quanh”, ông Minh nói.
Theo ông Minh, dịch bệnh tai xanh thường xuất hiện theo chu kỳ (2-3 năm/lần), nhưng nếu người nuôi nâng cao ý thức phòng trừ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ.
Cán bộ tổ chức tiêm phòng
Ngày 18/10, Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An đã phối hợp với UBND huyện Hưng Nguyên tiêu hủy 187 con lợn bị nhiễm bệnh tai xanh ở Hưng Mỹ, đồng thời cử cán bộ phong tỏa các đường ra lối vào, ngăn không cho người dân đưa số lợn bị bệnh ra bên ngoài tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Chi cục Thú y đã cấp 260 lít haniotdin và 2.000 liều vacxin tai xanh tổ chức tiêm phòng và phun khử trùng tiêu độc ở xã Hưng Mỹ và 5 xã vùng giáp ranh là: Hưng Thắng, Hưng Phúc, Hưng Tân, Hưng Thịnh và thị trấn Hưng Nguyên.
Related news

Sau một thời gian bị choáng ngợp bởi những lời giới thiệu có cánh về thịt bò ngoại, người tiêu dùng tỉnh táo nhận ra rằng hàng ngon cũng có mà hàng dở cũng nhiều!

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.