Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía

Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía
Ngày đăng: 22/02/2012

Chợ Mai Động là chợ trong nội thành Hà Nội. Bất chấp quy định nghiêm cấm giết mổ gia cầm trong nội đô đã có hiệu lực từ giữa năm 2006, vì lợi ích kinh tế, các tiểu thương ở chợ này vẫn sẵn sàng giết mổ gà ngay tại chợ để phục vụ người mua.

Có cầu thì ắt có cung, chính thói quen tiện đâu mua đấy của một bộ phận người tiêu dùng đã tiếp tay cho các tiểu thương và gián tiếp làm bùng phát dịch cúm gia cầm.
Chị Lê Thị Thúy Hằng ở trên đường Kim Ngưu, gần chợ Mai Động nên chị thường xuyên vào chợ mua thực phẩm. Hôm nay, chị ghé vào một tiệm bán gà và có nhu cầu giết mổ gia cầm ngay tại chợ. Chị cho biết:“ Mình thì mình sống ở đây lâu rồi, ăn gà ở đây nhiều rồi thấy cũng chẳng sao, mình ngại vào siêu thị lắm, tiện ở đây thì mua luôn.”
Trước hiện tượng người dân có thói quen mua và giết mổ gà ngay tại các chợ nhỏ lẻ, bà Nguyễn Thị Hiền, PGĐ Công ty giết mổ gia súc, gia cầm Minh Hiền, Hà Nội cho biết: “ Người Việt Nam mình có thói quen tiện đâu mua đấy, ra ngay ngõ ngách nào đó là có thể mua được thịt, bất chấp có kiểm dịch hay không kiểm dịch. Nếu như người tiêu dùng mua trong các hệ thống siêu thị thì giá niêm yết rất rõ ràng nhưng họ nghĩ rằng đắt hơn. Tuy nhiên, thực chất thì giá ở 2 nơi là như nhau, không hề đắt hơn.”
Bên cạnh ý thức của người tiêu dùng thì năng lực của các cơ quan chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm dễ phát sinh.
Chốt kiểm dịch Ngọc Hồi là một chốt rất quan trọng trong việc kiểm soát gia súc, gia cầm ra vào từ cửa ngõ phía Nam của thành phố. Thế nhưng những cán bộ kiểm dịch ở đây không được trang bị bất cứ một phương tiện kĩ thuật gì để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ. Vì thế, khả năng phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm rất hạn chế cũng là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Hoài Phi, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch Ngọc Hồi, Thường Tín, Hà Nội cho biết:“ Từ đầu mùa dịch đến nay, chúng tôi đã tiến hành xử lý hành chính 2 trường hợp vi phạm. Việc phát hiện xe chở động vật không rõ nguồn gốc hoàn toàn dựa vào mắt thường và kinh nghiệm. Vì vậy, đây là điều rất khó khăn đối với chúng tôi. Các xe chở gà bây giờ nó bịt kín hết, hai bên thành cũng kín nên rất khó phát hiện.”
Bên cạnh việc thiếu phương tiện kỹ thuật thì ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch cũng là điều cần bàn.
Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội cho biết: “Phải thừa nhận là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Hà Nội có lúc, có nơi còn lơ là và thiếu kiểm soát. Bằng chứng là trong các quận nội thành vẫn còn các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm sống nhỏ lẻ. Để phòng chống dịch và sự lây nhiễm cho người, thời gian tới thành phố sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạ,. Tuy nhiên chắc chắn là sẽ có nhiều khó khăn.”
Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, không năm nào nước ta không phải đối mặt với dịch cúm gia cầm. Trong khi quy trình chăn nuôi an toàn sinh học nhằm loại trừ dịch bệnh vẫn còn là khái niệm rất mới mẻ với đa số người chăn nuôi thì tại thời điểm này, ý thức của người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả sự vào cuộc quyết liệt hơn của ngành chức năng mới chính là những điều kiện tiên quyết để ngăn chặn, không làm phát sinh dịch cúm gia cầm trên diện rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá

Với phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại gia đình như bèo lục bình, lúa, rau muống, cám, bột mì, thân cây mì xay nhỏ… để làm thức ăn cho vịt xiêm.

21/07/2015
7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu 7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu

Các loài săn mồi tự nhiên, lạm thác cùng với biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương và sự tàn phá hệ sinh thái biển sẽ là các yếu tố tác động đến tương lai ngành thủy sản.

21/07/2015
Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.

21/07/2015
Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

21/07/2015
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản

Nhiều năm qua, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế sông, suối, ao, hồ, ruộng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Các loài cá được nuôi nhiều là cá dầm xanh, anh vũ, bỗng, chiên, cá chép ruộng...

21/07/2015