Brazil Tiếp Tục Là Thị Trường Trực Tiếp Của Thủy Sản Vùng Alaska

Brazil, với nhu cầu thủy sản khá ít, đang trở thành một thị trường NK trực tiếp các loài thủy sản vùng Alaska, bao gồm cá hồi, cá tuyết và cá minh thái.
Brazil là 1 thị trường mới nổi, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều cũng là những yếu tố thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững. Thủy sản Alaska có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.
Theo thống kê của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), năm 2011, Brazil NK 31 tấn thủy sản Alaska. Năm 2012, con số này tăng lên 514 tấn và đạt 607 tấn vào năm 2013. Những con số này còn rất khiêm tốn so với gần 1 triệu tấn thủy sản được Mỹ XK đi khắp thế giới trong 7 tháng đầu năm 2014.
Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Brazil đã tăng từ 6 kg từ năm 2003 lên 10 kg trong năm 2012, dù vẫn thấp hơn so với mức trung bình thế giới là 17 kg (năm 2010).
Chương trình tại Brazil của Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) bao gồm việc kết nối các công ty Mỹ với các đối tác ở Brazil, tổ chức hội thảo đào tạo về chứng nhận theo yêu cầu của hải quan Brazil và làm việc với các nhà NK và chế biến ở Brazil để nâng cao nhận thức về thủy sản Alaska.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.