Brazil Bắt Đầu Thử Nghiệm Sản Xuất Ethanol Từ Gạo

Hai công ty tại bang Río Grande do Sul (Brazil) vừa bắt đầu sản xuất thử nghiệm ethanol từ gạo với hy vọng loại ngũ cốc này không chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu lương thực mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng để điều chế nhiên liệu.
Theo kỹ sư nông nghiệp Valdecir José Zonin, một chuyên gia về nhiên liệu sinh học thuộc Sở nông nghiệp của bang trên, việc sử dụng gạo để sản xuất ethanol sẽ khiến dự trữ ngũ cốc này giảm, thế nhưng tạo giá trị gia tăng cho mặt hàng này.
Theo quan chức này, sản xuất gạo để sản xuất ethanol cho năng suất tương đương cây mía và cao hơn so với lúa miến (sorghum) và lúa mỳ, và cao gấp đôi so với đậu tương. Một tấn gạo sẽ điều chế được 420 lít ethanol, trong khi một tấn lúa mỳ chỉ được 400 lít.
Tuy nhiên, ông Zonin cho rằng sản xuất ethanol từ gạo chưa được coi là một ưu tiên mà chỉ là một giải pháp mang tính bổ trợ. Trong trường hợp bang Río Grande do Sul, sản lượng gạo đạt 7,5 triệu tấn nhưng chỉ tiêu thụ 500.000 tấn nên gạo có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Mặc dù tiềm năng là vậy, bang này chưa tính đến sản xuất ethanol từ gạo với quy mô công nghiệp. Một trong những lý do là Brazil vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý quản lý việc điều chế ethanol từ gạo mà mới chỉ kiểm soát sản xuất ethanol từ mía.
Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp và chăn nuôi vùng khí hậu ôn đới của Brazil (Embrapa Clima Temperado) đang phát triển một giống lúa phù hợp cho sản xuất ethanol, vì cho hạt to gấp đôi so với hạt lúa thông thường và cho năng suất cũng gần gấp đôi (lên đến 14 tấn/ha).
Giống lúa này đã được giới thiệu tại lễ khai trương vụ thu hoạch năm nay hồi tháng 2 vừa qua, và sẽ được tung ra thị trường vào năm 2013 hoặc 2014.
Ngoài việc thử nghiệm sử dụng gạo để điều chế ethanol, bang Río Grande do Sul tăng cường sử dụng vỏ trấu thóc làm nguyên liệu cho hai nhà máy nhiệt điện của bang.
Brazil đứng đầu thế giới về xuất khẩu ethanol được điều chế từ mía, sản phẩm mà Brazil cũng là quán quân./.
Có thể bạn quan tâm

Cứ đến tháng 9, 10 âm lịch, ngư dân đưa tàu lên bờ tu sửa cho chuyến biển mới vào cuối năm. Biển động, tàu nằm bờ “làm nước”, tiền của cứ thế “đội nón” ra đi. Bao nhiêu âu lo bủa quanh xóm làng nghề biển trong mùa... ra tiền.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2015 của Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, và tình hình xuất khẩu gạo còn tương đối khả quan trong những tháng đầu năm 2016.

Doanh nghiệp và người chăn nuôi “bắt tay” để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm khâu trung gian, nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm “sạch”, chất lượng, giá hợp lý nhất… Đó là mô hình về chuỗi liên kết đang được Hà Nội thực hiện.

Tiếp nối cuộc trao đổi trước, trong cuộc trao đổi này, TS Đặng Kim Sơn đề xuất phải ưu tiên dành đất đai, thu nhập cho nông dân, khuyến khích nông dân giỏi ở lại sản xuất...

Mô hình Tổ hợp tác Thanh niên (THT TN) làm dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng của nông dân trẻ Trần Minh Tân ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã xuất sắc giành giải Ba cuộc thi “Dự án thanh niên khởi nghiệp 2015”.