Diện Tích Trồng Nấm Rơm Giảm Mạnh Ở Chợ Mới (An Giang)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.
Toàn huyện trồng 26 héc-ta nấm rơm, năng suất bình quân 9 tấn/héc-ta, sản lượng đạt 234 tấn, giá bán từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Vụ hè thu 2013, nông dân trồng 50 héc-ta nấm rơm (giảm 30 héc-ta).
Chị Trần Thị Tư, xã An Thạnh Trung (Chợ Mới), cho biết: Nguyên nhân diện tích trồng nấm rơm giảm do thiếu nguyên liệu rơm; trên 90% diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, rơm bị băm nát không dùng làm nguyên liệu được, nên dù năng suất và giá thành cao, nhu cầu thị trường hút hàng, diện tích trồng nấm vẫn bị thu hẹp.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại nhẹ các loại rau màu.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học của ông Mol cũng như 47 hộ chăn nuôi khác ở xã Tân Tuyến đều cho thấy, heo nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.

Quá trình nuôi tôm theo VietGAP, công tác quản lý con giống, kiểm soát dịch bệnh và quản lý các chế phẩm sinh học phải được gắn liền với nhau.

Nông dân Danh Văn Dưỡng ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn là cha đẻ của 3 bộ giống lúa mới, có tính chống chịu tốt, cứng cây, kháng sâu rầy và cho năng suất cao.

Có thể khẳng định rằng thịt gà xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất an toàn đối với dịch bệnh cúm gia cầm và theo đúng quy định của OIE.