Bông điên điển hút hàng

Bông điên điển được xem là loại đặc sản sạch ở ĐBSCL, được nhiều người ưa thích. Trước đây để thưởng thức các món ăn từ bông điển điển phải đợi đến mùa lũ, nhưng hiện nay người dân đã trồng được điên điển.
Chị Nguyễn Thị Đầm, ở ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng hơn 50 gốc điên điển cho biết: Sau 3 tháng trồng có thể thu hoạch và kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, những lúc thu hoạch rộ đạt từ 4 - 5kg/ngày. Hiện nay thương lái thu mua điên điển tại ruộng giá 30.000đ/kg, giá bán lẻ tại các chợ lên tới 50.000 - 60.000đ/kg nhưng vẫn luôn hút hàng.
Điên điển là loại dễ trồng, không phân thuốc, không tốn công chăm sóc và cho thu nhập khá nên nhiều người dân trồng trong mùa khô để bán giá cao gấp 3-4 lần so với mùa lũ (khoảng tháng 9 - 10).
Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thu (xã Long Điền B, Chợ Mới, An Giang) cho biết, giá nấm rơm hiện khá cao, từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Trên diện tích 2.000m2 trồng nấm, mỗi ngày gia đình cô thu hoạch từ 250 – 300kg, trừ các khoản chi phí lãi gần 50 triệu đồng/vụ.

Nắng nóng kéo dài khiến các diện tích ngô của người dân ở các xã Tân Long, Kỳ Tân, Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ (Nghệ An) bị mất mùa nghiêm trọng, người dân buộc lòng phải bán tháo ngô cây để giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

Đó là cặp dưa hấu được anh Phạm Văn Chơn (ngụ tổ 26, ấp Bình Phú, xã Hòa An, Chợ Mới, An Giang) mua về từ chợ Lấp Vò (Đồng Tháp) ngày 28 tháng chạp 2014. Đây là loại dưa vỏ xanh, ruột đỏ, có trọng lượng 5 kg/quả, với giá 3.000 đồng/kg. Sau khi để chưng trên bàn thờ vào dịp Tết, anh Chơn quên bẵng đến 2 tháng sau Tết, anh mới lấy một quả ra xẻ ăn, vỏ dưa còn rất giòn, ruột dưa đỏ, ngọt và mọng nước.

Vùng trồng khóm Đồng Dinh (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) rộng 500ha, năm 2014 bị bệnh héo đỏ lá, 6 tháng đầu năm 2015 gặp nắng hạn, cây khóm xuống sức làm giảm năng suất… Mặc dù hiện nay, giá khóm ổn định nhưng người trồng khóm không vui.

Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.