Bón phân Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch

* Đặc điểm cà phê, hồ tiêu sau thu trái:
Sau 7-8 tháng mang trái, cà phê, hồ tiêu cho thu hoạch.
Theo các nghiên cứu khoa học thì thời kỳ sau thu hoạch cà phê, hồ tiêu thiếu hụt nghiêm trọng về dinh dưỡng do thu trái, tỉa cành, rụng thay lá và phần lớn rễ cám bị già đi, chuẩn bị thay lớp rễ mới nên sự hấp thụ dinh dưỡng trở nên kém hơn.
Để cây nhanh chóng phục hồi, bà con cần cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây tiếp tục sinh sản cho năm sau.
Sau thu hoạch trái, cây cà phê, hồ tiêu cần bổ sung lượng phân bón phù hợp để nhanh chóng phục hồi.
Nhu cầu về đạm (N): Sau thu trái hồ tiêu, cà phê rất cần đạm để tái tạo, nuôi dưỡng cành bánh tẻ nhằm cho ra bông và đậu trái vào năm sau.
Lượng đạm cho 1ha khoảng 40kg.
Nhu cầu về lân (P2O5): Sau thu hoạch lân đặc biệt cần thiết cho cà phê, hồ tiêu.
Cung cấp đủ lân sẽ giúp bộ rễ của cây phát triển nhanh và mạnh và trước đầu mùa mưa nhằm hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, tạo thuận lợi phân hoá tốt mầm hoa, hình thành nhị đực, nhị cái, giúp quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.
Lượng lân thích hợp để bón sau thu hoạch trái là 160kg/ha.
Nhu cầu canxi (vôi): Đất Tây Nguyên sau mùa mưa thường bị rửa trôi rất nhiều chất dinh dưỡng, làm cho đất trở nên chua, chưa kể đất còn bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các loại phân chua, vì vậy bà con cần bón vôi để khử chua cho đất.
Nhu cầu magie (MgO): Magie rất cần thiết cho cây cà phê, hồ tiêu hình thành diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp đối với hồ tiêu thời kỳ sau thu hoạch, giúp cây duy trì sự cân bằng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng độ quang hợp của bộ lá trong những ngày thời tiết âm u, ít nắng tạo thuận lợi cho cây ra bông đậu trái, lượng magie cần thiết khoảng 100-150 kg/ha.
Nhu cầu kẽm và bo: Thiếu kẽm và bo nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc đậu trái và hình thành nhân của cà phê và hồ tiêu, bởi vậy việc cung cấp đầy đủ kẽm, bo cho cây sau thu hoạch là hết sức cần thiết.
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển khuyến cáo bà con sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch như sau:
- Lân nung chảy Văn Điển: Gồm có các chất dinh dưỡng là lân hữu hiệu (P2O5) chiếm 16%, canxi (vôi) 28-34%, magie 15-18%, SiO2 24-30% cùng các chất vi lượng Fe = 0,4%, Zn = 0,2%, B = 0,04%, Mn = 0,4%, Cu = 0,02%.
Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đạt 98%.
- Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: Loại NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%, P2O5 = 10 %, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, S = 1%,SiO2 = 15% và các chất vi lượng tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 65%.
- Cách sử dụng cho cây cà phê: Sau thu trái khoảng 15 – 20 ngày bà con thu gom các cành gẫy, cành sâu, cành khô, tỉa các cành vượt, tiến hành cuốc đất xung quanh bồn dưới hình chiếu của tán lá, sử dụng phân hữu cơ hoai mục từ 15-20kg + 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển /gốc + 0,5-0,7kg NPK 10.10.5 rải đều vào rạch quanh bồn, lấy đất phủ kín phân sau đó tưới nước.
- Cách sử dụng cho cây hồ tiêu: Đào những rạch nhỏ hình vành khăn xa gốc tiêu tránh làm đứt rễ rồi rải 10-15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển + 0,3-0,4 NPK 10.10.5/trụ sau đó phủ đất kín phân và tưới nước.
Cà phê, hồ tiêu được bón phân bón Văn Điển cây hồi phục nhanh, bộ rễ tái sinh mạnh đặc biệt bộ rễ cám tiếp thu nhiều chất dinh dưỡng vào các đợt bón phân đầu mùa mưa, cây phát triển khoẻ làm tiền đề cho năng suất và chất lượng cao.
Related news

Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…

Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.

"Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ". Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12