Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Na

Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Na
Ngày đăng: 26/05/2014

Na là cây ăn quả, cao khoảng 2 - 4m, lá mọc xen ở 2 hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi, hạt có màu nâu sẫm, ruột hạt trắng có chứa độc tố.

Ở miền Bắc, na được phân làm 2 loại, na bở, na dai. Cây na thích hợp khí hậu nhiệt đới có biên độ ngày đêm chênh lệch cao và có mùa đông lạnh khô, na thích hợp trên đất đồi, đồi dốc dưới 150, tầng đất dày trên 70cm thoát nước tốt, tốt nhất là trên đất đá vôi, đá sỏi cơm; na ưa đất trung tính (PH 6 - 7).

Do vậy na thường được trồng ở vùng trung du miền núi phía Bắc như Đông Triều (Quảng Ninh), Chi Lăng (Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên), Mai Sơn (Sơn La).

- Nhu cầu về dinh dưỡng

Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây na cần những chất dinh dưỡng sau đây: Đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O), canxi (CaO), magiê (MgO)… Nhu cầu các chất vi lượng, gồm kẽm, bo, đồng... các chất vi lượng này hình thành các men xúc tác quá trình tổng hợp các vitamin trong quả tạo hương vị mùi thơm đặc biệt của quả na. Nếu thiếu các chất vi lượng hàm lượng vitamin trong quả thấp và hương vị, mùi thơm trong quả giảm sút ảnh hưởng đến chất lượng quả.

- Khảo sát một số nhà vườn trồng na ở Đông Triều, Chi Lăng, Võ Nhai... cho thấy bà con nông dân còn sử dụng phân bón cho na chưa hợp lý, chủ yếu dùng phân đơn không cân đối 3 thành phần dinh dưỡng đa lượng (NPK). Nhiều nơi còn lạm dụng đạm làm cho cây yếu, sức đề kháng sâu bệnh kém dẫn đến năng suất chất lượng không ổn định.

Cũng có nơi một số bà con đã dùng phân NPK thông thường chỉ có 3 thành phần (NPK) hoặc 4 thành phần (NPK-S) những loại phân bón này thường thiếu các chất trung lượng như magiê, canxi là 2 chất quan trọng bậc nhất đối với cây na và các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng... làm cho cây phát triển không cân đối nghiêng về phát triển lá, dẫn tới tỷ lệ đậu quả thấp, màu sắc quả không đẹp, năng suất chất lượng bấp bênh.

* Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cây na.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là phân bón đa chất, ngoài chất đạm (N), chất lân (P2O5), chất kali (K2O) còn có các chất trung lượng: Magiê chiếm từ 8-15%; chất canxi (vôi) chiếm từ 15-20%. Chất magiê và canxi giúp cho việc điều chỉnh PH đất, tăng cường độ quang hợp nâng cao hiệu suất quang hợp mà trên hầu hết đất trồng na hiện nay đều rất thiếu canxi và magiê.

Các chất vi lượng cũng có đầy đủ trong phân bón NPK Văn Điển- kẽm, bo, đồng (những nguyên tố vi lượng này cũng rất nghèo trong đất trồng na hiện nay). Trên cơ sở đặc tính nông học và những nghiên cứu thâm canh cây na, Công ty CP Phân bón Văn Điển đã cho ra đời loại phân chuyên dùng cho cây na đó là:

- NPK 10.12.5: Dùng để bón sau thu hoạch quả, có hàm lượng dinh dưỡng: N = 10%; P = 12%; K = 5%; CaO = 20%; MgO = 10%; S = 4%; SiO2 = 15% và các chất vi lượng- kẽm, bo, đồng... Tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 76%.

- NPK 12.8.12: Dùng để bón trước ra hoa và thời kỳ quả lớn, có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12%; P = 8%; K = 12%; CaO = 15%; MgO = 8%; S = 3%; SiO2 = 13% và các chất vi lượng: kẽm, bo, đồng... Tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 60%.

* Các sử dụng:

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Trong 3 năm đầu để bộ rễ cây phát triển và phát triển thân, cành, lá sử dụng NPK 10.12.5 bón mỗi năm từ 1-1.5kg + 30-50kg phân chuồng, chia làm 2 lần bón vào tháng 3 và tháng 6. Bón phân khi thời tiết mưa ẩm, bón xa gốc 30-50cm, xới đất rải phân rồi lấp đất.

Lưu ý: Cây na được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển do được cung cấp đồng thời cân đối đầy đủ 13 yếu tố dinh dưỡng, đa lượng (NPK); trung lượng (vôi, magiê, lưu huỳnh, silic); vi lượng: kẽm, bo, đồng, sắt, coban... Na phát triển cân đối, khoẻ, lá xanh, sáng bóng, chống chịu sâu bệnh tốt, tỷ lệ đậu quả cao, quả đồng đều, chín tập trung, màu quả đẹp, thịt quả thơm ngon, năng suất cao, kéo dài tuổi thọ cho na, lâu cỗi.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Gieo Sạ Đúng Thời Vụ Giúp Vụ Lúa - Tôm Thành Công Cà Mau Gieo Sạ Đúng Thời Vụ Giúp Vụ Lúa - Tôm Thành Công

Theo hướng dẫn lịch thời vụ, vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm gần kề, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân xả nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để cải tạo đất ngay từ đầu mùa mưa. Độ mặn trong ruộng cần ổn định ở mức dưới 2%o trong thời gian ít nhất 30 ngày trước khi gieo cấy.

22/07/2014
Làm Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa Làm Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.

08/12/2014
Làm Giàu Từ Mít Nghệ Làm Giàu Từ Mít Nghệ

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

22/07/2014
Tập Huấn “Kỹ Thuật Sản Xuất Và Ương Ngao Giống” Tập Huấn “Kỹ Thuật Sản Xuất Và Ương Ngao Giống”

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

08/12/2014
Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Của Lâm Đồng Không Bị Nhiễm Dư Lượng Dioxin Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Của Lâm Đồng Không Bị Nhiễm Dư Lượng Dioxin

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

08/12/2014