Làm Giàu Từ Cây Ổi Xá Lị

Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.
Với gần 200 gốc ổi xá lị, một cây đạt sản lượng trên 1 tạ quả, giá bán 6 ngàn đồng/kg, trừ đi các khoản chi phí, mỗi năm anh Hồng lãi hơn 80 triệu đồng từ 3 sào ổi. Anh Hồng cho biết: “Giống ổi xá lị có ưu điểm hình thức đẹp, quả ăn giòn, có vị ngọt đậm, ruột trắng ít hạt, có trọng lượng trung bình 400-700g mỗi quả, hơn hẳn các giống ổi khác. Đặc biệt, cây rất dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, ra quả quanh năm, trên cây lúc nào cũng vừa có hoa, vừa có quả non và quả đang cho thu hoạch, mang lại thu nhập đều đặn hàng ngày cho gia đình".
Nói về kỹ thuật và hiệu quả mà cây ổi mang lại, anh Hồng cho biết trồng và chăm sóc ổi không khó nhưng đòi hỏi sự cần mẫn, chăm chỉ của người làm vườn. Lúc trồng cần đào hố rộng và bón phân chuồng để giữ độ bền dinh dưỡng cho cây, từng hàng có mương nhỏ dẫn nước, mỗi gốc ổi cách nhau khoảng 4 – 5m. Để ổi đạt chất lượng cao, cho quả to, anh Hồng chủ yếu sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh và phân sinh học, không độc hại lại hạn chế được sâu bệnh. Đặc biệt, khi bón phân cần xới đất xung quanh gốc để tạo độ thông thoáng, tránh vi sinh vật yếm khí phát triển, đồng thời cắt đi những cành lá sát chân gốc hoặc những cành “đực” để tạo sự thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái; khi quả non to khoảng bằng ngón chân cái, dùng túi ni lông để bọc từng quả một vừa giúp tránh sâu bệnh, vừa tạo “mã” đẹp, dễ tiêu thụ.
Chị Nguyễn Thị Lan, 36 tuổi, người thu mua ổi cho biết, hiện nay giống ổi xá lị của anh Hồng rất được ưa chuộng nhờ mẫu mã đẹp và chất lượng rất ngon. Vì thế, việc tiêu thụ ổi không quá khó khăn. Chúng tôi đến tận vườn để thu mua, người trồng ổi không phải chịu cảnh vất vả, lo lắng đầu ra và giá cả mỗi khi thu hoạch.
Là một nông dân sản xuất giỏi của huyện, anh Hồng cho biết với diện tích đất này trước đây làm lúa một năm 3 vụ, lãi cao lắm cũng khoảng 25 triệu đồng, nhưng phải đầu tư khá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vụ nào bị rầy nâu hay giá lúa thấp là coi như lỗ. Từ khi chuyển sang trồng ổi, chi phí đầu tư ít mà cho thu nhập gấp 3 lần cây lúa. 5 năm nay, nhờ thu nhập từ ổi, anh xây được một căn nhà khang trang, kinh tế gia đình khá ổn định.
Ở một vùng đất nắng gió khắt nghiệt, mô hình trồng ổi của anh Hồng đã mở thêm hướng đi mới để vượt khó làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với mô hình “Cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng 1 phải, 5 giảm” kết hợp đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.

Đây là sản phẩm mới của vùng đất đầu nguồn, xuất xứ từ mô hình “cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả” của ông Trịnh Thanh Trà (khóm Long Thạnh B, phường Long Thạnh) được hội viên, nông dân các xã, phường ở thị xã Tân Châu (An Giang) đánh giá cao từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, bưởi da xanh, ruột hồng là loại “trái cây có múi” nổi tiếng...

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.