Tìm Đầu Ra Cho Cá Bống Tượng Ở
Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.
Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm HTX nuôi cá Tân Thành Tiến, cho biết, cá giống hiện nay giá 220.000 đồng/kg nhưng cá thương phẩm chỉ có 240.000 đồng/kg. Trong khi đó giá cá mồi có lúc 14 ngàn đồng. Mỗi 1 kg cá thịt cần trên 10 kg cá mồi để tăng trọng.
Vì thế, hầu hết xã viên HTX lo lắng, nếu giá cá giữ mức thấp như hiện nay thì sẽ không có lãi. Hiện diện tích nuôi cá còn lại của xã viên trên 2 ha. Các xã viên sẽ chuyển sang nuôi đối tượng khác nếu giá cá vẫn thấp.
Kỹ sư thuỷ sản Quách Chương, chuyên bán giống thuỷ sản tại Cà Mau, cho biết, hiện cá bống giống khoảng trên 200.000 đồng/kg. Trong khi đó người nuôi cá còn tốn nhiều khoản chi phí khác trong quá trình nuôi như: chi phí cá mồi, công chăm sóc, thuốc phòng trị bệnh cho cá… nhưng cá thương phẩm cũng nằm khoảng này cùng với rủi ro cao trong quá trình nuôi. Điều đó là cho nông dân khó có lãi.
Ông Mã Quy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết, 2 loại cá bống tượng và cá chình đều được các thương lái thu mua xuất sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Vì thế, việc chủ động đầu ra là rất khó khăn và nông dân hoàn toàn thụ động trước giá cả thị trường. Bên cạnh đó, người nuôi cá còn bị các thương lái bắt tay nhau ép giá để thu lợi.
Trước tình hình trên, việc tổ chức đầu mối đứng ra thu mua, giao dịch với đối tác, có hợp đồng mua bán đầy đủ cơ sở pháp lý là vấn đề cần thiết để cứu nghề nuôi cá chình, cá bống tượng hiện nay. Đồng thời, sự hỗ trợ của các ngành chức năng về chính sách được xem là giải pháp căn cơ trước mắt cho con cá bống tượng và cá chình.
Ông Mã Quy khuyến cáo: “Trước giá cả biến động bất lợi cho người dân nuôi cá bống tượng, cá chình như hiện nay thì biện pháp an toàn là nông dân nên nuôi cá ở quy mô hộ gia đình, tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, hạn chế việc thu mua cá mồi để đầu tư ở quy mô lớn. Đồng thời, tận dụng nguồn cá giống tự nhiên để hạn chế chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trước giá cả xuống thấp như hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.
Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.
Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.
Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.
Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!