Bồi Thường Cho Thủy Sản Chiếm 95% Bảo Hiểm Nông Nghiệp

3 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, tổng số tiền bồi thường là hơn 700 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường trong lĩnh vực thủy sản chiếm gần 670 tỷ.
Tại Hội nghị tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ sáng 27/6, báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố trong 3 năm qua.
Trong số hơn 300.000 hộ nông dân, tổ chức sản xuất tham gia, có 76,8% là hộ nghèo. Nghệ An là tỉnh có số lượng hộ tham gia bảo hiểm nhiều nhất chiếm 50,3%, tiếp đó là Thái Bình, Nam Định...
Tổng giá trị được bảo hiểm của cả chương trình thí điểm là 7.748 tỷ đồng chia khá đều cho ba lĩnh vực cây lúa, vật nuôi và thủy sản. Doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp sau 3 năm là 394 tỷ đồng, trong đó, phí cho lĩnh vực thủy sản chiếm nhiều nhất (218 tỷ đồng).
Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến ngày 20/6 là 701,8 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ bồi thường 178,1%. Trong đó, chủ yếu là bồi thường bảo hiểm thủy sản với tổng số tiền 669,5 tỷ đồng, chiếm hơn 95% tổng số tiền bồi thường. Báo cáo cũng cho biết, tỷ lệ bồi thường đối với thủy sản là 306%.
Xét theo địa phương, Sóc Trăng là tỉnh có số tiền thực bồi thường bảo hiểm cao nhất với hơn 250 tỷ đồng, tiếp đó là tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau... chủ yếu là rủi ro về bảo hiểm tôm, cá. Nguyên nhân tổn thất lớn là do rủi ro bệnh dịch gia tăng, xảy ra trên diện rộng, đồng loạt theo mùa ở tất cả các tỉnh triển khai bảo hiểm thủy sản như bệnh gan thận mủ đối với cá, bệnh hoại tử gan tụy đối với tôm...
Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được Thủ tướng quyết định triển khai từ năm 2011 nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Với những hộ nông dân, cá nhân nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm khi tham gia chương trình thí điểm. Các đối tượng khác, mức độ hỗ trợ dao động từ 20 đến 80%.
Có thể bạn quan tâm

Đã gần 20 năm nay, địa chỉ “Huy Veo” ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) chuyên cung cấp cây bóng mát, cây công trình của ông Nguyễn Văn Veo trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong vùng.

Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.