Bơ Lâm Đồng được giá, nông dân mừng ra mặt
Ven quốc lộ 20 từ TP Đà Lạt về Đại Lào (TP Bảo Lộc), các điểm mua bán bơ mọc lên san sát. Những cơ sở bơ tại huyện Đức Trọng luôn tấp nập thu mua, đóng gói bơ để chuyển đi các nơi tiêu thụ.
Chị Mỹ Nguyên, một thương lái có thâm niên trên 10 năm thu mua bơ ở huyện Đức Trọng, cho biết mỗi ngày chị thu mua khoảng 6-7 tấn bơ, với giá khoảng 25.000 đồng/kg. “Với giá này, bà con nông dân đã có lãi nên ai nấy đều vui mừng. Thấy bà con trúng mình cũng vui lây” – chị Nguyên chia sẻ.
Các tiểu thương ở chợ Đà Lạt cho hay bơ bán ở đây từ tháng 4 đến tháng 7. Giá bơ loại 1 từ 45.000 - 55.000 đồng/kg, loại 2 từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, loại 3 thì 30.000 - 40.000 đồng/kg. “Một ngày bán trung bình cũng được gần 1 tạ, chủ yếu du khách du lịch chứ ít khi người dân địa phương mua” - một tiểu thương cho biết.
Hiện tại, Lâm Đồng có 4 giống bơ được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng với kiểu truyền thống là thả hột vào lòng đất hoặc làm bầu. Các loại bơ được nông dân trồng nhiều ở 2 huyện Đức Trọng và Di Linh.
Bơ vào mua thu hoạch rộ nhưng không rớt giá giúp người trồng có thu nhập khá
Việc áp dụng quy trình canh tác bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP đã đưa năng suất của trái bơ cao gấp 120% so với canh tác theo tập quán cũ và mang lại hiệu quả kinh tế hơn 400triệu /ha.
Khoảng tháng 8 âm lịch, khi mùa thu hoạch bơ ở Di Linh, Bảo Lộc đã hết, những thương lái phải lặn lội đến những vùng Xuân Trường, Trạm Hành (TP Đà Lạt) để thu mua bơ ngịch mùa với giá khá cao, từ 60.000 – 70.000 đồng/kg.
Các tiểu thương mang bơ ra chợ Đà Lạt bán lẻ
Khi bơ tại đây Xuân Trường hết, thương lái tiếp tục tìm đến những vùng Phú Sơn, Tân Hà, Nam Ban, huyện Lâm Hà để tiếp tục thu mua. Vì thế thị trường đều có bơ tiêu thụ suốt cả năm dù giá cả từng thời điểm không giống nhau.
Có thể bạn quan tâm
Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.
Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…
Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.