Bồ Câu Đem Lại Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.
Nói về tính khả quan của mô hình nuôi bồ câu, anh Lê Minh Vân - ấp Hòa Thới xã Định Thành nhận thấy: “Đây thực sự là hướng đi hiệu quả bởi chăn nuôi bồ câu, các yếu tố quan trọng như nguồn thức ăn, kỹ thuật chuồng trại, khả năng chống chịu dịch bệnh, thị trường tiêu thụ…đều có những lợi thế nhất định, phù hợp với địa phương. Cụ thể, nguồn thức ăn cho chim cũng rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là các loại gạo lức, bắp, đậu...
Mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, tránh dư thừa thức ăn, hạn chế chi phí đầu tư và nguy cơ ô nhiễm chuồng nuôi. Người nuôi có thể cho ăn thêm thức ăn công nghiệp nhằm tăng cường chất dinh dưỡng để kích thích chim chóng lớn.
Nguồn thức ăn này được bán rộng rãi ở hầu hết các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Hiện Tại anh nuôi 60 cặp chim bố mẹ làm giống, anh mua con giống sau 5 đến 10 ngày sẽ đẻ và sau 5 ngày chọn trứng tốt và cho ấp, thời gian ấp từ 18-20 ngày, sau 30 ngày sẽ có bồ câu thịt, giá bán bồ câu thịt mỗi cặp là 75.000 đồng, lãi thu được từ những cặp bồ câu bán ra là 30.000 – 35.000 đồng.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, anh Văn cho biết: “Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tuân thủ các kỹ thuật nuôi theo quy định, như diện tích chuồng trại, lồng nuôi, máng đựng thức ăn, nước uống, xử lý phân thải, phòng ngừa dịch bệnh. Chuồng trại phải theo quy trình khép kín, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, diện tích mỗi lồng nuôi phải đảm bảo cho số lượng bồ câu theo quy định”.
Có thể bạn quan tâm

Đậu phộng (tên khoa học là Arachis hypogaea L.) là loại cây có dầu và cây thực phẩm cổ truyền, đã và đang là một trong số những cây trồng ngắn ngày quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như nhiều nơi trên thế giới. Tại Bình Thuận hiện nay năng suất đậu phộng rất thấp, do khả năng đầu tư chăm sóc còn nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng giống địa phương.

Một số thương lái ở huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc đang mua dừa với giá 50 - 55 ngàn đồng/chục (12 trái). Bà Lê Thị Thanh ở xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, thương lái chuyên mua dừa khô, nói: “Đầu tháng 8 vừa qua, tôi mua dừa khô với giá 45 ngàn đồng/chục. Hiện tại, tôi mua giá từ 50 - 55 ngàn đồng/chục”.

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho hay, đã có quyết định thành lập 6 nhóm sản xuất thanh long VietGAP, gồm nhóm: An Trung (xã Bình An), Tịnh Mỹ (Phan Thanh), Cà Giây (Hồng Thái), Úy Thay (Hải Ninh), nhóm dự án 130 (Sông Lũy), với tổng diện tích 102 ha. Các nhóm này đều được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn ghi chép nhật ký trong mùa chính vụ thanh long này.

Năm nay, năng suất, sản lượng chanh của Nghệ An chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với dự kiến. Đã mất mùa, giá chanh lại rớt thê thảm, khiến người trồng chanh lao đao.