Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bồ Câu Đem Lại Kinh Tế Cao

Bồ Câu Đem Lại Kinh Tế Cao
Publish date: Thursday. July 17th, 2014

Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.

Nói về tính khả quan của mô hình nuôi bồ câu, anh Lê Minh Vân - ấp Hòa Thới xã Định Thành nhận thấy: “Đây thực sự là hướng đi hiệu quả bởi chăn nuôi bồ câu, các yếu tố quan trọng như nguồn thức ăn, kỹ thuật chuồng trại, khả năng chống chịu dịch bệnh, thị trường tiêu thụ…đều có những lợi thế nhất định, phù hợp với địa phương. Cụ thể, nguồn thức ăn cho chim cũng rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là các loại gạo lức, bắp, đậu...

Mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, tránh dư thừa thức ăn, hạn chế chi phí đầu tư và nguy cơ ô nhiễm chuồng nuôi. Người nuôi có thể cho ăn thêm thức ăn công nghiệp nhằm tăng cường chất dinh dưỡng để kích thích chim chóng lớn.

Nguồn thức ăn này được bán rộng rãi ở hầu hết các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Hiện Tại anh nuôi 60 cặp chim bố mẹ làm giống, anh mua con giống sau 5 đến 10 ngày sẽ đẻ và sau 5 ngày chọn trứng tốt và cho ấp, thời gian ấp từ 18-20 ngày, sau 30 ngày sẽ có bồ câu thịt, giá bán bồ câu thịt mỗi cặp là 75.000 đồng, lãi thu được từ những cặp bồ câu bán ra là 30.000 – 35.000 đồng.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, anh Văn cho biết: “Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tuân thủ các kỹ thuật nuôi theo quy định, như diện tích chuồng trại, lồng nuôi, máng đựng thức ăn, nước uống, xử lý phân thải, phòng ngừa dịch bệnh. Chuồng trại phải theo quy trình khép kín, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, diện tích mỗi lồng nuôi phải đảm bảo cho số lượng bồ câu theo quy định”.


Related news

Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

Tuesday. July 21st, 2015
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản

Nhiều năm qua, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế sông, suối, ao, hồ, ruộng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Các loài cá được nuôi nhiều là cá dầm xanh, anh vũ, bỗng, chiên, cá chép ruộng...

Tuesday. July 21st, 2015
Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản

Ngày 16/7, nguồn tin từ Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh vừa đồng ý cho DNTN Thủy sản Đắc Lộc thực hiện dự án Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Xuân Hải (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

Tuesday. July 21st, 2015
Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

6 tháng đầu năm 2015, do thời tiết nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước.

Tuesday. July 21st, 2015
Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Tuesday. July 21st, 2015