Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thanh Long

Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thanh Long
Ngày đăng: 20/06/2013

Đa dạng thị trường xuất khẩu trái thanh long đã và đang là mối quan tâm của các cơ quan chức năng cùng nông dân Bình Thuận. Sắp tới đây, bên cạnh các thị trường truyền thống, thanh long Bình Thuận sẽ có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản với số lượng lớn và giá trị gia tăng cao.

Tính từ năm 2011 đến nay, Bình Thuận chỉ mới xuất 256 tấn thanh long vào thị trường Hàn Quốc. Đây vốn là một thị trường khó tính, thanh long muốn có mặt ở nơi này phải qua xử lý hơi nước nóng (gia nhiệt). Hàng rào kỹ thuật là rào cản khiến thanh long Bình Thuận có mặt hạn chế ở thị trường này. Tuy nhiên, sắp tới tình hình sẽ chuyển biến tích cực. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý trái cây bằng hơi nước nóng cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hồng Ân.

Doanh nghiệp này đã đầu tư và đang vận hành Nhà máy gia nhiệt thanh long tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình. Nhà máy sẽ xử lý trái thanh long tươi bằng hơi nước nóng để xuất vào thị trường Hàn Quốc theo đường chính ngạch. Quy mô xuất khẩu theo giấy chứng nhận lên đến 1.200 tấn/năm. Dự kiến, ngay trong tháng 7 tới đây, lô hàng đầu tiên sẽ được xuất đi. Bước chuyển này sẽ là tiền đề tích cực để thanh long Bình Thuận tiếp tục có mặt ở nhiều thị trường khó tính.

Sau Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản cũng đang được doanh nghiệp hướng đến. Sắp tới, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ sang kiểm tra nhà máy gia nhiệt thanh long ở xã Hải Ninh. Đây là cơ sở để Công ty Hồng Ân tiếp tục được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý trái cây bằng hơi nước nóng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nếu được cấp giấy chứng nhận, thanh long Bình Thuận sẽ xuất khẩu sang thị trường này với sản lượng 3.000 tấn/năm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện khoảng 70 – 80% sản lượng thanh long Bình Thuận được xuất sang thị trường Trung Quốc bằng  con đường tiểu ngạch, trong khi đó xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ít đạt hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

27/08/2015
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

27/08/2015
Hoang phế một vùng tôm Hoang phế một vùng tôm

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

27/08/2015
Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

27/08/2015
Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi

Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

27/08/2015