Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thanh Long

Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thanh Long
Publish date: Thursday. June 20th, 2013

Đa dạng thị trường xuất khẩu trái thanh long đã và đang là mối quan tâm của các cơ quan chức năng cùng nông dân Bình Thuận. Sắp tới đây, bên cạnh các thị trường truyền thống, thanh long Bình Thuận sẽ có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản với số lượng lớn và giá trị gia tăng cao.

Tính từ năm 2011 đến nay, Bình Thuận chỉ mới xuất 256 tấn thanh long vào thị trường Hàn Quốc. Đây vốn là một thị trường khó tính, thanh long muốn có mặt ở nơi này phải qua xử lý hơi nước nóng (gia nhiệt). Hàng rào kỹ thuật là rào cản khiến thanh long Bình Thuận có mặt hạn chế ở thị trường này. Tuy nhiên, sắp tới tình hình sẽ chuyển biến tích cực. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý trái cây bằng hơi nước nóng cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hồng Ân.

Doanh nghiệp này đã đầu tư và đang vận hành Nhà máy gia nhiệt thanh long tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình. Nhà máy sẽ xử lý trái thanh long tươi bằng hơi nước nóng để xuất vào thị trường Hàn Quốc theo đường chính ngạch. Quy mô xuất khẩu theo giấy chứng nhận lên đến 1.200 tấn/năm. Dự kiến, ngay trong tháng 7 tới đây, lô hàng đầu tiên sẽ được xuất đi. Bước chuyển này sẽ là tiền đề tích cực để thanh long Bình Thuận tiếp tục có mặt ở nhiều thị trường khó tính.

Sau Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản cũng đang được doanh nghiệp hướng đến. Sắp tới, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ sang kiểm tra nhà máy gia nhiệt thanh long ở xã Hải Ninh. Đây là cơ sở để Công ty Hồng Ân tiếp tục được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý trái cây bằng hơi nước nóng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nếu được cấp giấy chứng nhận, thanh long Bình Thuận sẽ xuất khẩu sang thị trường này với sản lượng 3.000 tấn/năm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện khoảng 70 – 80% sản lượng thanh long Bình Thuận được xuất sang thị trường Trung Quốc bằng  con đường tiểu ngạch, trong khi đó xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ít đạt hiệu quả.


Related news

Cá nước lạnh “đóng băng” Cá nước lạnh “đóng băng”

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Monday. April 27th, 2015
Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Monday. April 27th, 2015
Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015 Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Monday. April 27th, 2015
Dang dở ngọc trai Dang dở ngọc trai

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.

Monday. April 27th, 2015
Nuôi tôm VietGAP, hướng đi bền vững Nuôi tôm VietGAP, hướng đi bền vững

Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...

Monday. April 27th, 2015