Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gương Mẫu Làm Giàu

Gương Mẫu Làm Giàu
Ngày đăng: 30/06/2012

Sắp xếp thời gian hợp lý để vừa hoàn thành phần việc đảm trách ở xã, vừa phát triển kinh tế gia đình là cách làm của ông Đinh Đức Bân - Chủ tịch Hội ND xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Năm 2001, ông Bân được hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND xã Nam Phong.

Thấy lợi ND sẽ vào Hội

Nói về những ngày đầu làm “thủ lĩnh nông dân”, ông Bân chia sẻ: "Tôi từng làm ở HTX nông nghiệp, có ít nhiều kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, nhưng làm Chủ tịch Hội ND, tôi hiểu công tác nông vận không hề đơn giản. Xã Nam Phong có 908 hộ, trong đó 85% là đồng bào dân tộc Mường. Lâu nay, bà con chỉ lo sản xuất chứ không quan tâm đến sinh hoạt Hội ND".

Ông Bân suy nghĩ, muốn thu hút ND vào Hội, trước hết Hội phải giúp bà con phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập. “Tôi cũng là người dân tộc Mường nên hiểu tập quán sản xuất của bà con. Lâu nay, bà con trồng trọt, chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền nhau. Bà con chỉ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nếu tận mắt thấy hiệu quả của nó. Tôi và các cán bộ trong BCH Hội làm trước, từ đó bà con tự nguyện học và làm theo"- ông Bân chia sẻ.

Không chỉ đem kiến thức đến cho ND, ông Bân chỉ đạo Hội ND xã liên kết với các doanh nghiệp bán phân bón theo phương thức trả chậm cho ND. Hàng năm, Hội mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hội viên ND. "Trước đây, bà con nuôi lợn 6 tháng mới xuất chuồng được một lứa. Có kiến thức, bà con nuôi 3-4 tháng là xuất chuồng một lứa lợn, theo đó thu nhập của các hộ cũng tăng gấp đôi".

Với nội dung hoạt động thiết thực, ngày càng nhiều ND tự nguyện vào Hội. Nếu như năm 2001, cả xã mới có 260 hội viên ND, năm 2011 con số này là 753 người; trong đó 591 hội viên là đồng bào dân tộc Mường.

Cán bộ gương mẫu

Ông Bân bảo, để vận động ND thay đổi nếp nghĩ, cách làm không đơn giản. Trước hết cán bộ phải làm trước cho bà con nhìn thấy kết quả rồi mới vận động, thuyết phục họ.

Những lần tổ chức cho hội viên ND đi tham quan các mô hình sản xuất giỏi ở trong và ngoài huyện, ông Bân thấy, đồng đất ở địa phương thích hợp với cây mía, chăn nuôi, ông quyết định đầu tư vào trồng mía và nuôi trâu bò.

Dưới sự lãnh đạo của ông Bân, nhiều năm liền, Hội ND xã Nam Phong được Hội ND tỉnh xếp loại vững mạnh. Cá nhân ông Bân được Hội ND tỉnh, huyện tặng nhiều giấy khen.

Năm 2011, thực hiện dự án trồng cây nguyên liệu cho Lâm trường Kỳ Sơn, ông Bân trồng mía trên diện tích đất canh tác của gia đình. Ông áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được học; tận dụng phân chuồng từ chăn nuôi trâu, bò nên mía của ông đạt năng suất cao.

Năm 2011, riêng lợi nhuận từ trồng mía, ông thu 300 triệu đồng. Lá mía ông cho trâu, bò ăn. Hiện đàn trâu, bò gia đình ông có 40 con. Năm 2011, tiền lãi từ bán trâu, bò được 33 triệu đồng.

Ông Bân tiết lộ, năm 2011, tổng cộng thu nhập từ mía, lúa, chăn nuôi của gia đình ông là hơn 400 triệu đồng. Hàng năm, trang trại của gia đình ông còn tạo việc làm thời vụ cho 150 - 200 lao động với thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/ người/tháng.

Có kiến thức, kinh nghiệm, ông Bân hướng dẫn lại bà con trong làng, ngoài xã để cùng ông làm giàu. “Ông Bân là tấm gương trong phát triển kinh tế, là Chủ tịch Hội gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm”- đó là nhận xét của hội viên, ND xã Nam Phong về “thủ lĩnh” của họ.

Có thể bạn quan tâm

Nghêu Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Ở Tiền Giang Nghêu Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Ở Tiền Giang

Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.

17/03/2013
Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công

Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.

17/03/2013
Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước

Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.

25/06/2013
Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp” Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp”

Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.

19/03/2013
Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống

Sau một thời gian ồ ạt chuyển đất lúa sang đào ao ương cá tra giống thì hiện nay, nhiều nông dân ở xã Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) đã chọn cách lấp ao và trở lại với nghề trồng lúa truyền thống khi giá cá liên tục sụt giảm, thương lái ngưng thu mua.

25/06/2013