Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Phước đưa rau rừng về trồng vườn nhà thành cây đặc sản

Bình Phước đưa rau rừng về trồng vườn nhà thành cây đặc sản
Ngày đăng: 11/07/2015

Với nhiều đặc tính như thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, trong những năm tháng kháng chiến, rau nhíp luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bộ đội đóng quân tại rừng sâu. Ngày nay, rau nhíp cùng với một số loại rau rừng khác đã và đang là “đặc sản” tại Bình Phước và là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Anh Điểu Kinh ở thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng hiện có gần 1 sào đất vườn trồng rau nhíp xen canh điều. Theo anh Kinh, rau nhíp trước kia vốn mọc rất nhiều ở trong rừng, muốn có rau nhíp trong mỗi bữa ăn thì phải lặn lội vào rừng hái, có khi mất cả ngày trời mới đủ ăn. Bên cạnh đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp dần, khiến rau nhíp trở nên khan hiếm. Để có rau ăn mà không phải mất công lặn lội trong rừng, anh đã cùng gia đình đem cây rau nhíp rừng về trồng trong vườn nhà. Qua hơn 3 năm đem rau rừng về nhà, mô hình này đã đem đến cho anh rất nhiều lợi ích, trong khi đó việc chăm sóc lại rất đơn giản.

Còn gia đình ông Điểu Đan cũng ở xã Minh Hưng thì trồng xen rau nhíp cùng hơn 1,2 hecta điều và ca cao. Mô hình này đã cho gia đình ông nguồn thu thường xuyên trong năm. Ông Đan cho biết, hiện 1 kg rau nhíp dao động từ 40 – 50 ngàn đồng/kg, vào mùa nắng có thể tăng lên từ 50 - 70 ngàn/kg. Cứ 1 sào rau nhíp trong 1 tháng cho thu hoạch khoảng 20kg lá non, với giá bán trung bình từ 40 đến 50 ngàn đồng/kg, mỗi tháng nhà vườn cũng có nguồn thu nhập đáng kể từ việc trồng loại rau này. Không chỉ có thêm nguồn thu nhập, cải thiện bữa ăn cho gia đình, việc trồng rau nhíp còn có một tác dụng nữa là chống xói mòn đất vào mùa mưa, giảm lượng phân bón, tăng độ ẩm cho đất; đồng thời cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình.

Thực tế cho thấy, mô hình trồng xen rau nhíp đem lại rất nhiều lợi ích nên ngày càng được nhân rộng. Theo thống kê, hiện nay đã có hơn 200 hecta cây trồng được bà con ở huyện Bù Đăng trồng xen rau nhíp, trong đó, chỉ tính riêng ở xã Minh Hưng là 110 hecta. Theo cán bộ khuyến nông huyện Bù Đăng, rau nhíp rất dễ thích nghi nên sinh trưởng và phát triển nhanh. Người trồng không tốn công nhiều, không cần bỏ phân hay phun thuốc, chỉ cần có mưa hay được tưới nước là cây sẽ phát triển xanh tốt. Rau nhíp là loại cây ưa bóng râm, thích hợp trồng dưới tán các loại cây công nghiệp khác, giúp cho cây được giữ độ ẩm, chống xói mòn đất.

Anh Nguyễn Văn Giang, cán bộ trạm Khuyến nông huyện Bù Đăng, Bình Phước cho biết: "Bà con đi nhổ lá rừng về trồng trồng xen trong vườn… xung quanh nhà, rất có lợi là hạn chế việc sử dụng công lao động và có nguồn ra sạch để sử dụng. Ngoài ra, khi trồng xen vào cũng hạn chế được xói mòn, rửa trôi đất rất tốt cho vườn cây của gia đình".

Hiện nay, rau nhíp không chỉ phục vụ cho riêng bữa ăn của bà con mà còn được các nhà hàng, khách du lịch mỗi khi đến Bình Phước tìm mua rất nhiều. Chị Trần Mai Nhỏ, tiểu thương Chợ Bù Đăng cho biết: "Người ta mua về nấu canh, xào, hầm xương... rau rừng. Nhiều người mua làm quà”

Đưa rau nhíp rừng về trồng ở vườn nhà là một mô hình mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ tăng thu nhập, cải tạo nguồn đất chống xói mòn, mô hình này còn góp phần giữ gìn một loại rau rừng có vị thơm ngon, có lợi cho sức khỏe, đồng thời góp phần làm giàu thêm nét văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Bình Phước


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Thoát Nghèo Nỗ Lực Thoát Nghèo

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

29/07/2013
Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

29/07/2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

30/07/2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

30/07/2013
Anh Phú Trúng Mùa Tôm Anh Phú Trúng Mùa Tôm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

30/07/2013