Cấy Lúa Nhật Trồng Dưa Lê Hè Bền Vững Ở Song An Ở Thái Bình

Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.
Đây không phải là lần đầu tiên Song An có cách làm này mà đã từ lâu cơ cấu lúa Nhật - dưa lê hè - lúa mùa muộn - cây vụ đông được nông dân đón nhận. Bởi thu được 2,3-3 triệu đồng/sào là con số không nhỏ đối với bà con nông trong thời gian chỉ xen giữa hai vụ lúa.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến thôn Kiều Thần có 5 sào ruộng xuân này cấy giống lúa Nhật. Những ngày cuối tháng 2 đi thăm đồng, kiểm tra chuột ông cho biết: Thời tiết của vụ xuân năm nay khá thuận lợi cho lúa xuân phát triển. Ngay từ đầu vụ lúa đã bén rễ hồi xanh tốt, nông dân bón phân theo lịch chỉ đạo của xã bây giờ chúng tôi yên tâm lắm. Cứ đà này là đầu tháng 5 chúng tôi có thể trồng được dưa lê.
Song An thuộc huyện Vũ Thư nhưng cách thành phố không xa. Sau khi được Trung tâm KNKNKN Thái Bình chuyển giao TBKHKT trồng dưa lê hè xen giữa hai vụ lúa thấy có hiệu quả cao HTXDVNN và nông dân rất hưởng ứng áp dụng. Đến năm 2013 diện tích trồng dưa lê liên tục ổn định, tăng dần được 150 ha. Xã đã thống nhất cấy giống lúa Nhật là giống có TGST ngắn, đẻ khỏe, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, chống chịu sâu bệnh khá và quan trọng nhất là tìm được đầu ra cho sản phẩm. Những năm thời tiết thuận, từ khi cấy đến khi lúa trỗ thậm chí không phải phun thuốc gì.
Sau khi gặt lúa về bà con chỉ cần tuốt thóc và đem đến bán ngay cho công ty theo giá cả thỏa thuận. Như vậy nông dân nhàn hơn rất nhiều mà lại co tiền ngay rất yên tâm để trồng vụ dưa mới. Ông Tiến tâm sự: “Nhà tôi năm ngoái cấy 5 sào, năng suất đạt 2,2 tạ/sào (cân tươi), bán cho công ty giá 6500 đồng/sào cao hơn cả giá thóc thị trường. Chúng tôi phấn khởi lắm, cấy lúa này ham ở chỗ là công ty mua luôn thóc tươi”. Ông cho biết thêm đến thời điểm thu mua cả sân của ủy ban chật cứng, có ngày nông dân bán đến hàng trăm tấn thóc”.
Năm nay, toàn bộ 150 ha diện tích cấy lúa Nhật trồng dưa lê được Song An bố trí gieo mạ sân và cấy xong trước tết. Với thời tiết ấm áp như xuân năm nay dự kiến sẽ được thu hoạch lúa xuân sớm và thời vụ trồng dưa lê sớm hơn mọi năm.Vì thời vụ rất khẩn trương nên với bà con xã viên trồng dưa cứ sớm được ngay nào là hy vọng có năng suất cao ngày ấy. Ông Trương Nhất Chiến - Chủ nhiệm HTX cho biết: “Dưa lê là một trong những cây không thể bỏ của xã chúng tôi. Nó mang lại hiệu quả không nhỏ, thu lãi từ 55-57 triệu đồng/ha. Có những hộ gia đình thu nhập 5-6 triệu đồng/sào. Song điều quan trọng trong trồng dưa là phải tranh thủ được thời vụ để bán đươc giá cao, phải biết chọn giống tốt và chăm bấm ngọn, đồng thời phải tránh được gió tây cuối tháng 6 đầu tháng 7 mới cho nhiều quả.”
Gia đình bà Hoàng Thị Nguyệt thôn Kiều Thần là hộ xã viên tiêu biểu trồng dưa lê cho năng suất hiệu quả cao trong xã. Mỗi năm bà trồng được 7 sào dưa. Nhẩm tính mỗi sào cho lãi trung bình 3 triệu thì sau hơn 2 tháng vụ hè gia đình bà đã có được 21 triệu. Đây quả là con số không nhỏ đối với nhiều hộ xã viên. Tuy nhiên để có được kết quả ổn đinh, bền vững qua nhiều năm thì nông dân Song An đã đúc rút kinh nghiệm: phải luôn xác định yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu. Nhiều hộ cắt lúa non 2-3 hàng để đặt bầu dưa, để khu thu hoạch lúa xong thì dưa đã bò và có thể chăm sóc ngay.
Bà Nguyệt chia sẻ: Trồng dưa không khó. Mỗi sào chỉ cần mấy chục nghìn tiền giống, một bao NPK Lâm Thao hoặc 15-20 kg lân, 5 kg đạm, 3-5 kg kaly. Nhưng quan trọng là lứa dưa đầu vụ giá cao đến tận 10.000 đồng/kg là phải có dưa bán. Đến giữa vụ giá hạ xuống 6000-7000 đ, thương lái về tận ruộng thì phải có nhân lực, ngày nào cũng hái liên tục trong 20-25 ngày. Vào vụ thu dưa cánh đồng quê tôi nhộn nhịp vui lắm, chúng tôi không bỏ được dưa đâu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.