Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi
Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.
Tại hội thảo, nông dân đã được nghe đại diện các công ty phân bón giới thiệu, hướng dẫn cách chăm sóc cây có múi ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nông dân cũng được nghe kinh nghiệm sản xuất cây có múi gắn với thị trường tiêu thụ của trang trại Phương Uyên tại tỉnh Bình Dương và mô hình trồng quýt hiệu quả của nông dân xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài).
Ông Nguyễn An Đệ, đại diện Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã phổ biến cho nông dân nhận biết về hình thái, cách gây hại và phòng trị của từng loại sâu bệnh trên cây có múi. Theo đó, việc phòng trừ sâu bệnh cần kết hợp 3 nhóm biện pháp chính: Sinh học; canh tác, giống kháng bệnh; hóa học.
Bên cạnh đó, nông dân phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời sâu bệnh gây hại; nắm bắt được chu kỳ sống và phát triển của sâu bệnh; chọn giải pháp phòng trừ đúng và thời gian xử lý sâu bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.
Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.
Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.
Mùa thu hoạch cà phê cũng được coi là thời điểm nhạy cảm trong năm ở các tỉnh có diện tích cà phê lớn như Gia Lai khi có đến hàng ngàn người đổ về tìm việc. Áp lực thu hái kịp mùa vụ, cộng với thời gian làm việc cho mỗi gia đình khá ngắn, đại đa số lại không phát sinh hợp đồng, kiểm tra tốt nhân thân, lai lịch… đã trở thành cơ hội cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan tới pháp luật tìm nơi ẩn náu, nương thân…