Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Trên Sông Son

Nuôi Cá Chình Trên Sông Son
Ngày đăng: 07/03/2012

Hiện tại, cả xã có 313 hộ nuôi với gần 400 lồng, chủ yếu là các loại cá trắm cỏ, rô phi, cá trôi... với sản lượng thu hoạch gần 230 tấn/năm. Để đa dạng hóa đối tượng nuôi, một số hộ dân ở các thôn Xuân Tiến, Gia Tịnh đã đưa vào nuôi thử nghiệm cá chình lồng, bước đầu có triển vọng, phục vụ nhu cầu du lịch VQG Phong Nha- Kẻ Bàng .

Vào tháng 8/2011, UBND xã Sơn Trạch tổ chức đoàn tham quan tại Hải Lăng (Quảng Trị) và TP Huế (TT- Huế) để học tập kinh nghiệm nuôi cá chình lồng; đồng thời hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ cho hộ ông Hoàng Văn Thái (thôn Xuân Tiến) và ông Nguyễn Văn Đệ (thôn Gia Tịnh) để thực hiện mô hình nuôi cá chình lồng.

Ông Hoàng Văn Thái cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi thực hiện mô hình là phải mua cá giống từ việc khai thác trong tự nhiên (do không có nguồn cung cấp cá chình giống đẻ nhân tạo) nên kích cỡ cá thường không đồng đều dẫn đến cá lớn cắn cá bé khi nuôi; hoặc cá giống khai thác theo kiểu thả câu nên độ rủi ro rất cao’”.

Sau khi tham quan, tập huấn kỹ thuật, từ tháng 9 đến tháng 10/2011, gia đình ông Thái thả nuôi 150 con cá chình giống, trọng lượng khi thả khoảng 330 gram/con, giá con giống 150.000 đồng/kg. Sau hơn 5 tháng nuôi, cá đã đạt trọng lượng 1- 1,1 kg/con. Theo đánh giá, quá trình nuôi cho thấy cá chình thích ứng với điều kiện lồng nuôi, sinh trưởng, phát triển tốt, bình quân tăng được 120 gram/tháng.

Ông Thái cho biết thêm, nuôi cá chình chỉ khó ở khâu chuẩn bị thức ăn, do cá  chỉ ăn các loại thức ăn tươi như giun đất, cá bống đen... Ngoài ra, cá chình chỉ sống ở nước sâu, nhạy cảm với tiếng động nên tuyệt đối tránh làm động lồng cá khiến cá bỏ ăn dài ngày. Hiện tại, ở xã Sơn Trạch đã có 5 lồng cá chình do 5 hộ dân ở các thôn Xuân Tiến, Gia Tịnh đầu tư nuôi với số lượng từ 100- 150 con/lồng. Đây sẽ là hướng đi mới trong phát triển nghề nuôi cá chình lồng ở Sơn Trạch.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

11/06/2012
"Ế" Gần 5.000 Con Cá Sấu

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

11/06/2012
Thủy Lợi Nuôi Tôm Thủy Lợi Nuôi Tôm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

03/09/2011
Lên Rừng Trồng Nấm Lên Rừng Trồng Nấm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.

11/06/2012
Ba Giống Ngô Việt Nam Cho Vụ Đông Ba Giống Ngô Việt Nam Cho Vụ Đông

Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc

22/09/2011