Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Tới Nuôi Cá Tra Bền Vững

Hướng Tới Nuôi Cá Tra Bền Vững
Ngày đăng: 12/05/2012

Bất chấp thị trường cá tra vượt qua ngày tháng ảm đạm vừa qua, gần 100 chủ trang trại ở ĐBSCL vẫn nhiệt tình theo đuổi mục tiêu nuôi cá sạch, hướng tới phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cá tra ở VN.

Sản phẩm sạch, nhu cầu lớn

Hơn 200 hộ nuôi cá tra được khảo sát và gần 100 chủ trang trại đã tham gia tập huấn với các nhóm liên quan theo Dự án nuôi trồng phát triển thủy sản theo chuẩn thương mại (Sustaining Ethical Aquatic Trade - SEAT) tại Khoa Thủy sản - ĐH Cần Thơ. Dự án SEAT (giai đoạn 2009-2013), được tài trợ bởi chương trình số 7 của cộng đồng chung EU và điều phối trường ĐH Stirling (Vương quốc Anh), phạm vi nghiên cứu tại 4 Quốc gia Châu Á có SX thủy sản chính trên thế giới gồm: Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan và VN.

Dự án SEAT do ĐH Cần Thơ thực hiện và đang tập trung nghiên cứu các nhóm có liên quan đến chuỗi giá trị ngành hàng cá tra để tìm hiểu, nhận diện các vấn đề phát triển bền vững trong SX và thương mại ngành hàng này.

Theo các chuyên gia nghiên cứu thực hiện dự án, EU là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn nhất trên thế giới, nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu, trong đó nhập khẩu cá tra VN là lớn nhất. Tại thị trường khu vực này, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bán sản phẩm thủy sản cho thấy nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tiện lợi. Nhưng khách hàng thường thiếu thông tin, kiến thức về sản phẩm và kỹ năng chế biến các món ăn. Về giá cả, người tiêu dùng muốn chất lượng ổn định nhưng giá thấp...

Hiện nay sản phẩm cá tra được sử dụng chiếm tỷ lệ lớn vào lĩnh vực dịch vụ đồ ăn tại các căng tin, nhà hàng, quán bar…Trong khi đó các siêu thị chịu ảnh hưởng lớn bởi các tổ chức phi Chính phủ về bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Dù vậy cá tra vẫn được tiêu thụ nhiều vì là một loại sản phẩm thay thế cho các sản phẩm thủy sản khai thác từ biển.

Thực tế trong hơn 10 năm qua, diện tích nuôi cá tra ở VN tăng nhanh, đóng góp vào tỷ trọng XK lớn. Từ năm 2001 và đặc biệt từ năm 2004, thị trường tiêu thụ khá đa dạng. Thị trường các nước EU và Đông Âu gia tăng mạnh, trong khi thị trường Mỹ có xu hướng giảm. Trong đó các nước EU nhập khẩu cá tra nhiều nhất là Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Anh và Bỉ.

Ngành hàng chiến lược

Tại ĐBSCL ngành hàng cá tra nhanh chóng vươn lên trở thành mặt hàng chiến lược trong nghề nuôi thủy sản. Năm 2010 ngành hàng cá tra đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng nuôi thủy sản. Đến năm 2011 sản phẩm cá tra XK đạt khoảng 620.000 tấn, tương đương giá trị 1,8 tỷ USD và mặt hàng cá tra XK chiếm 49% về khối lượng, 29% về giá trị trong các mặt hàng XK thủy sản của VN.

Qua khảo sát hoạt động SX ở vùng nuôi cá tra, sự chuyển đổi thích ứng trong ứng dụng kỹ thuật nuôi thâm canh đã tạo nên bước đột phá, gia tăng nhanh chóng về sản lượng. Đến năm 2011 cá tra nuôi nuôi bè và đăng quầng thu hẹp, chỉ chiếm khoảng 1% tổng sản lượng cá tra nuôi. Nhưng xu hướng chuyển đổi sang nuôi cá trong ao, hầm tăng lên, nuôi thả với mật độ 20-40 con/m2, năng suất đạt 200-400 tấn/ha. Hệ thống nuôi này đóng góp khoảng 99% sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL.

4/8 tỉnh, thành có vùng nuôi cá đóng vai trò chủ lực như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long phát triển mạnh nghề nuôi cá tra, đóng góp 77% tổng sản lượng cá tra nuôi cả nước.

Để phát triển bền vững theo chuỗi giá trị ngành hàng, đa số hộ dân nuôi cá tra đồng tình và sẵn sàng tham gia thực hiện các giải pháp nuôi cá tra sạch, SX hàng ngon lành theo chuẩn đạo đức để XK. Đặc biệt khi có sự tham gia liên kết sẽ giảm thiểu mức độ rủi ro, hạn chế tình trạng SX dư thừa, giảm giá như đã từng xảy ra.

Tuy nhiên sau giai đoạn SX có bước gia tăng mạnh mẽ về năng suất, sản lượng, các chuyên gia kinh tế phân tích chuỗi giá trị ngành hàng: Nguyên liệu đầu vào-SX-thu mua-chế biến-thương mại đến tiêu thụ sản phẩm có biểu hiện chưa ổn định, thiếu tính liên kết. Từ đó dẫn tới tình trạng SX thiếu cân đối, lúc thừa lúc thiếu, giá cả lúc tăng lúc giảm.

Kết quả khảo sát, phân tích trên 3 khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội/tổ chức, từ nhận thức các nhóm liên quan, về các yếu tố tác động đến hoạt động trong tương lai, trong đó riêng khía cạnh kinh tế hiện đang nổi lên yếu tố khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Nhóm những người nuôi cá và nhà máy chế biến thủy sản gặp hạn chế nguồn vốn đầu tư; giá sản phẩm thấp và nhà máy gặp tình trạng nguồn nguyên liệu không ổn định. Nhóm SX giống phản ánh khó khăn trong tiếp cận công nghệ.

Giới SX và các nhà máy chế biến thủy sản ngành hàng cá tra nhận định: Chu kỳ giá cá tra đang trải qua giai đoạn cuối, tiêu thụ thấp đầu hè. Mặt khác, cơ sở tin cậy sắp tới vào các hoạt động tích cực từ thị trường tài chính tính dụng khi Chính phủ gỡ khó cho các DN. Qua đó hy vọng tạo động lực để ngành hàng cá tra phục hồi.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang)

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.

12/08/2015
Thanh long rớt giá thê thảm Thanh long rớt giá thê thảm

Do nguồn cung thanh long từ các tỉnh Bình Thuận, Long An nhiều nên giá thanh long trong 1 tuần trở lại đây giảm mạnh. Khảo sát tại TP.Vũng Tàu cho thấy, thanh long ruột đỏ phổ biến ở mức 7.500 đồng/kg, thanh long ruột trắng 3.500 - 5.000 đồng/kg.

12/08/2015
Giá cam sành giảm mạnh Giá cam sành giảm mạnh

Trong tuần qua, giá cam sành tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang bất ngờ giảm mạnh với mức giảm trên 14.000 đồng/kg. Nếu như vào thời điểm cuối tháng 7, giá cam sành trên thị trường vẫn giữ ở mức 28.000 - 29.000 đồng/kg, nhưng hiện tại chỉ còn 14.000 - 18.000 đồng/kg.

12/08/2015
Chuyện thường gặp trước khi vào vụ ép mía Chuyện thường gặp trước khi vào vụ ép mía

Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015 - 2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.

12/08/2015
Thông tin thất thiệt làm khổ nông dân Thông tin thất thiệt làm khổ nông dân

Thời gian gần đây, xuất hiện thông tin một số vùng rau của Hà Nội, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cực độc để phun cho rau. Ngành nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành rà soát lại các vùng RAT trên địa bàn cho thấy, đây là thông tin mang tính quy chụp, gây hoang mang dư luận...

12/08/2015