Bình Đại Công Bố Dự Án Điều Chỉnh Quy Hoạch Chi Tiết Nuôi Tôm Chân Trắng
Vừa qua, UBND huyện Bình Đại tổ chức hội thảo công bố dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.
Riêng huyện Bình Đại, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 1.220 ha, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 1.790 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 11.980 tấn, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 17.850 tấn.
Các khu vực được phép nuôi tôm chân trắng gồm tiểu vùng 1A: thuộc 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước và Thạnh Trị, phía Bắc giáp xã Thạnh Trị theo ranh giới Rạch Mây, phía Tây giáp sông Ba Lai và tính từ đê trở vào, phía đông giáp tỉnh lộ 883 và phía nam giáp cánh đồng Bé, diện tích toàn tiểu vùng là 1.080 ha.
Tiểu vùng 1B thuộc 2 xã Thạnh Phước và Thới Thuận, phía Bắc giáp rạch qua cống Khém Dưới, phía Nam giáp sông Vũng Luông, phía Tây giáp đê biển và phía đông giáp tỉnh lộ 883, với diện tích 300 ha.
Tiểu vùng 1C thuộc xã Thừa Đức, phía Bắc và Đông bắc giáp đê biển xã Thừa Đức, phía Tây giáp xã Bình Thắng qua sông Thừa Mỹ, phía Nam giáp ấp Thừa Tiên, Thừa Thạnh xã Thừa Đức, với diện tích 300 ha. Ngoài ra, còn bổ sung vào quy hoạch nuôi tôm chân trắng vùng ngoài đê thuộc các xã Lộc Thuận, Phú Vang, Định Trung và Vang Quới Đông, với diện tích 110 ha.
Related news
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.
Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.
Cây hồ tiêu đã từng được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân xã Đăk N’Drót, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Vậy mà giờ đây, người trồng tiêu trong xã đang lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu bị bệnh hàng loạt. Nhiều hộ trồng tiêu đang lỗ lực tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng vẫn không có hiệu quả, nên đành ngậm ngùi nhìn vườn tiêu chết dần.
Đồng chí Nguyễn Đức Quyến, Phó chủ tịch UBND xã Thắng Quân cho biết: Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương như lao động, đất đai, lợi thế địa hình, những năm qua xã đã tạo mọi điều kiện để người dân phát triển đa dạng các loại hình kinh tế từ nông, lâm nghiệp đến tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ…