Biến Thú Chơi Thành Nguồn Lợi
Sinh ra trong gia đình phi nông nghiệp, nhưng từ nhỏ Bùi Trung Hiếu (ngụ ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) rất mê hoa lan.
Chính sự đam mê ấy đã nuôi trong anh niềm khao khát trở thành người trồng lan, để giờ đây anh trở thành chủ vườn lan hơn 4.000m2 với hơn 15.000 gốc lan các loại.
Anh Hiếu kể: Trước đây, thỉnh thoảng anh lại mua vài chậu lan về chơi như một thú vui tao nhã. Năm 2005, số lượng lan của anh lên đến hơn 300 chậu, và nghề trồng lan của anh cũng bắt đầu từ đó.
Năm 2006, từ tiền tích góp của gia đình và mượn thêm bạn bè, anh mua 2.000 chậu lan Dendro về trồng. Sau 7 tháng chăm sóc, lứa lan đầu tiên ấy anh thắng lợi, lãi hơn 30 triệu đồng. Anh tiếp tục mở rộng diện tích, thế chấp đất vay ngân hàng 350 triệu đồng để mua 5.000 chậu về trồng, không ngờ đợt này lan bị sâu bệnh, thối rữa nên thất bại.
Không bỏ nghề mà mình đã đam mê, anh Hiếu thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Hội ND và Trung tâm Hỗ trợ ND thành phố tổ chức. Để có thêm kiến thức, anh lên Củ Chi, Hóc Môn, Bình Dương và sang Thái Lan… tham quan và học thêm kinh nghiệm.
Hiện, vườn lan của anh Hiếu có diện tích hơn 4.000m2 với hơn 13.000 gốc, hàng năm cho anh lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Anh Hiếu còn trồng thêm 80 chậu mai, 150 chậu sứ Thái Lan để bán vào dịp Tết Nguyên đán.
Không chỉ trồng lan giỏi, anh luôn trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con muốn theo nghề trồng lan. Anh đã ủng hộ 2 suất học bổng cho trò nghèo (mỗi suất 1 triệu đồng), 30 phần quà và tiền mặt, trị giá 100.000 đồng/suất tặng bà con nghèo trong dịp Tết Nguyên đán, ủng hộ Quỹ Hỗ trợ ND xã...
Có thể bạn quan tâm
Nhờ chăn nuôi bò sữa mà gia đình chú Nguyễn Văn Niêu (75 tuổi, ở ấp Bến Giảng, xã Phú An, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững…
Với ý chí tự lực làm giàu bằng mô hình nuôi ếch sinh sản và ếch thịt trong bể xi măng, thanh niên Bùi Sơn Nam, ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hiện là dân quân cơ động, nhưng có thu nhập khoảng 200 triệu đồng ngay năm đầu thực hiện mô hình.
Năm nay, phần lớn lượng nghêu (ngao) thu hoạch ở vùng ben biển tỉnh Tiền Giang chỉ được tiêu thụ nội địa nên giá nghêu thương phẩm đã giảm mạnh xuống còn 27.000 - 28.000 đồng/kg so với mức 35.000 đồng vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, người nuôi nghêu vẫn có lãi, bởi nghêu nuôi không bị chết bất thường như hai năm trước, và với mức giá hiện nay, lợi nhuận từ nghề nuôi nghêu vẫn rất cao.
Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.