Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Quyết Chăm Cúc Đẹp, Nhiều Bông

Bí Quyết Chăm Cúc Đẹp, Nhiều Bông
Publish date: Friday. May 30th, 2014

Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Đất phải có dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cây, do đó cần phải áp dụng phân bón cân đối.

Trong đó, đạm (N) có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và phân hoá mầm hoa.

Phân lân lại có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Còn kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần lân và kali vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.

Liều lượng phân bón cho hoa cúc trong 1 vụ/1.000m2 như sau: Phân hữu cơ: 200 – 300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục 10 – 12m3), magiê sulphate: 5kg, vôi: 70 - 100kg (tùy theo độ pH của đất), phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 25kg N – 16kg P2O5 – 20kg K2O. Có thể sử dụng phân đơn (urê, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP…) quy đổi theo liều lượng tương ứng.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, magie sulphat và ½ P2O5. Lưu ý: Không bón vôi chung với các loại phân bón như trên.

Bón thúc lần 1 sau trồng từ 10 – 15 ngày: 8kg N – 2kg P2O5– 2kg K20. Bón thúc lần 2 sau trồng từ 30 – 35 ngày: 8kg N – 2kg P2O5 – 4kg K20. Bón thúc lần 3 sau trồng từ 50 – 55 ngày: 5kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20 và lần 4 sau trồng từ 70 – 75 ngày: 4kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20.

Lưu ý:

Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá và không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn.

Có thể bón bổ sung một số phân vi lượng: MgSO4 10kg; FeSO4, ZnSO4, MnSO4 (từ 1 – 2kg mỗi loại); CuSO4: 0,5 - 1kg; Na2MoO4: 0,5- 1gr cho 1.000m2.


Related news

Tổ Chức Lại Ngành Bột Cá Tổ Chức Lại Ngành Bột Cá

Bột cá là thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất bột cá trong nước được tổ chức, sắp xếp lại một cách hiệu quả thì giá thành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản mới có thể đi vào ổn định.

Monday. February 10th, 2014
Quốc Hội Mỹ Thông Qua Dự Luật Gây Khó Khăn Cho Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Quốc Hội Mỹ Thông Qua Dự Luật Gây Khó Khăn Cho Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam

Sau hơn một năm tranh cãi, ngày 4-2, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại, trong đó có một điều khoản gây khó dễ cho mặt hàng cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam. Tuần trước Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự lụât này với 217 phiếu ủng hộ và 210 phiếu chống. Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ sớm ký đưa dự luật vào thực hiện.

Monday. February 10th, 2014
Lộc Biển Lộc Biển

Chúng tôi tự hào và sung sướng vì đây là công sức xây dựng và vun đắp qua bao thế hệ mới có được”. Song, để nước mắm Phú Quốc trường tồn là câu chuyện còn nhiều trăn trở.

Monday. February 10th, 2014
Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Sẽ Dễ Dàng Hơn Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Sẽ Dễ Dàng Hơn

Đã có hơn 50 trường hợp các lô tôm của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Nhật bị trả về vì hàm lượng Ethoxyquin cao hơn hoặc bằng mức 0,01 ppm (một phần triệu) trong vòng hai năm qua. Nay doanh nghiêp đã có thể xuất sang thị trường này mà không phải lo ngại về Ethoxyquin.

Monday. February 10th, 2014
Tập Đoàn Hùng Cá Mở Rộng Sản Xuất Tập Đoàn Hùng Cá Mở Rộng Sản Xuất

Sáng mùng 6 Tết, Tập đoàn Hùng Cá (Khu Công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình - Đồng Tháp) đã ra quân lao động đầu năm trong không khí phấn khởi, quyết tâm đạt mức tăng trưởng 55% so với mục tiêu năm 2013.

Monday. February 10th, 2014