Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Mía Bị Nâng Khống Tiền Nợ

Người Trồng Mía Bị Nâng Khống Tiền Nợ
Ngày đăng: 19/05/2012

Cả trăm hộ dân trồng mía ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) vô cùng bức xúc vì bị nhân viên nông vụ của Công ty TNHH Công nghiệp KCP - Việt Nam (Công ty KCP), chiếm đoạt tiền.

Nợ 20 tấn thành 50 tấn

Những năm qua, Công ty KCP đầu tư giống mía, tiền phân bón, công chăm sóc cho nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên. Khi nông dân bán mía nguyên liệu cho Công ty KCP, bên mua sẽ khấu trừ các khoản đầu tư trước khi thanh toán tiền mía cho bên bán. Lợi dụng nông dân trình độ học vấn thấp, nhiều người không biết chữ, phải lăn tay vào biên bản giao nhận tiền mà không kiểm tra số liệu, ông Lê Như Hiệp - nhân viên nông vụ của Công ty KCP, đã gian dối họ để chiếm đoạt tiền.

Bà La O Thị Dẻo - nông dân ở xã Sơn Phước, bức xúc: “Tháng 3.2011, gia đình tôi có mượn của Công ty KCP 20 tấn mía giống, đến khi thu hoạch, tôi mới phát hiện ông Lê Như Hiệp đã nâng khống số nợ của tôi thêm 30 tấn mía giống, nên gia đình tôi phải gánh chịu thêm khoản nợ 30 tấn giống mía”.

Mới đây, ông Sô Minh Tría, cũng ở xã Sơn Phước, thu hoạch mía chở về nhập tại Công ty KCP với số lượng trên 18 tấn mía cây. Tuy nhiên, khi thanh toán, ông Tría bị trừ số tiền mượn trước gần 12 triệu đồng, trong khi đó ông mượn chỉ có 5 triệu đồng.

Hàng trăm hộ dân khác khi thu hoạch mía cũng tá hỏa khi phát hiện ra ông Lê Như Hiệp đã nâng khống số lượng mía giống, tiền phân bón… để chiếm đoạt số tiền lớn.

Ông Sô Minh Lộc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phước cho biết: “UBND xã đã nhận đơn tố cáo ông Hiệp của rất nhiều bà con trồng mía trong xã. UBND xã đã tiến hành họp kiểm tra và phát hiện tình hình đúng như vậy. Ông Hiệp có chiêu bài nâng khống số nợ của dân để rút tiền. Trong các thủ tục giao nhận với dân, với những con số, ông chỉ ghi bằng số không ghi bằng chữ. Khi các bên đã ký xong, ông mới lấy bút sửa con số, ví dụ, 8 tấn thì sửa thành 18 tấn…”.

Không trồng mía cũng... nợ

Sau khi sự việc xảy ra, UBND xã Sơn Phước kiểm tra phát hiện trong số 113 hộ nông dân ở Sơn Phước được Công ty KCP đầu tư hơn 773 tấn giống mía, thì 78 tấn mía giống trong số đó là do ông Hiệp nâng khống. Ngoài ra ông Hiệp còn lập ra 31 hồ sơ đầu tư cho 31 nông dân trồng mía trên diện tích 54,3ha để chiếm đoạt 540,6 tấn giống mía và số tiền 5,8 triệu đồng, trong thực tế những hộ này không trồng mía.

Ngày 17.5, Công an huyện Sơn Hòa cho biết, đang tiến hành điều tra xác minh vụ việc trên. Trước đó, Công an huyện Sơn Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Như Hiệp về hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc bầu cua ăn tiền với quy mô lớn, mỗi ván lên đến vài triệu đồng.

Ông Cao Minh Hòa - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết, huyện đã có văn bản yêu cầu Công ty KCP giải quyết sự việc trên, nếu công ty đề nghị, huyện sẽ giao các cơ quan chức năng làm rõ.

Theo ông K.V.S.R Subbaiah- Tổng Giám đốc Công ty KCP, trong quá trình làm nhiệm vụ giám sát nông vụ, ông Lê Như Hiệp đã nâng khống số lượng mía giống, tiền phân bón, tiền công chăm sóc của gần 130 nông dân, cao hơn thực tế được nhận, rồi chiếm dụng gần 1 tỷ đồng. Hiện nay, khi đến mùa thu hoạch, Công ty KCP thu hồi lại số tiền đầu tư nguyên liệu cho nông dân thì nhiều nông dân phát hiện số nợ công ty cao hơn rất nhiều số tiền thực tế đã nhận.

Nhiều trường hợp khác không có đất sản xuất nhưng ông Hiệp đã tự hợp thức hóa thành các hồ sơ đầu tư để nhận mía giống, tiền phân bón từ công ty, sau đó bỏ túi. Cũng theo ông Subbaiah, hiện ông Lê Như Hiệp đã thừa nhận việc làm sai phạm của mình và hứa sẽ trả lại công ty số tiền chênh lệch đã nhận.

Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ Tăng Mạnh Nhập Khẩu Thanh Long Của Việt Nam Ấn Độ Tăng Mạnh Nhập Khẩu Thanh Long Của Việt Nam

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.

17/12/2014
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Nuôi Heo Theo Quy Mô Trang Trại Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Nuôi Heo Theo Quy Mô Trang Trại

Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.

17/12/2014
Hỗ Trợ Phát Triển Sản Xuất Cho Các Xã Đặc Biệt Khó Khăn Hỗ Trợ Phát Triển Sản Xuất Cho Các Xã Đặc Biệt Khó Khăn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

17/12/2014
Cơ Hội Cơ Hội "Vàng" Cho Gà Đông Tảo?

Vài năm trước, những người muốn tìm mua giống gà Đông Tảo thường phải bỏ công tìm nơi cung cấp, có người phải lặn lội về tận xứ của giống gà “tiến vua” này ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Nhưng hiện nay, không thiếu DN, nông dân tham gia sản xuất con giống gà Đông Tảo.

17/12/2014
Nấm Rơm Khan Hàng, Giá Cao Nấm Rơm Khan Hàng, Giá Cao

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch 10/45ha diện tích nấm rơm vụ đông xuân. Thời điểm đầu vụ hè thu năng suất đạt khá, khoảng 13 - 14 tấn/ha, nhưng càng về cuối vụ năng suất giảm gần một nửa và đến đầu vụ đông xuân này chỉ còn khoảng 8 tấn/ha.

17/12/2014