Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản
Khu nuôi cá tra có diện tích 30ha của công ty CP thủy sản An Phú tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách nắm bắt được yêu cầu của thị trường xuất khẩu nên ngay từ khi nhận khu nuôi này, công ty đã bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư khu nuôi đạt chứng nhận Global Gap. Chứng nhận này không chỉ được xem là vé thông hành cho hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty mà với quy trình kỹ thuật tiến bộ, sản lượng và năng suất nuôi cũng tăng, bình quân đạt 10.000 tấn/năm. Đặc biệt, công ty đã có vùng nguyên liệu ổn định phục vụ hoạt động chế biến và xuất khẩu.
Không những thế, chuẩn Global Gap mà khu nuôi đang thực hiện cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường cho địa phương, vốn là một trong những bất cập tồn tại trong nuôi cá tra. Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 700 ha nuôi cá tra. Trong đó, có 12 khu nuôi cá tra thâm canh của 9 công ty, doanh nghiệp nuôi cá tra đã được chứng nhận Global Gap; 4 khu nuôi đạt chứng nhận ASC; 2 khu nuôi đạt chứng nhận Viet Gap; 1 khu nuôi đạt chứng nhận Aqua Gap.
Nuôi tôm đạt 6 vụ/năm, mật độ 200 – 500 con/m2 có lẽ là mong ước của rất nhiều người nuôi tôm biển thâm canh, nay đã được thực hiện trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đầu tiên ở Bến Tre tại công ty Trường Nam ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. Khu nuôi có diện tích 12ha, với 40 ao nuôi, diện tích mỗi ao 1000m2.
Mô hình nuôi được thực hiện trong nhà kính, sử dụng công nghệ Biofloc, ít thay nước, kết hợp nuôi thả cá rô phi. Đặc điểm nổi bật của hình thức nuôi này là môi trường nuôi nhân tạo, nên tính ổn định của môi trường nuôi được đảm bảo, người nuôi có thể chủ động điều chỉnh môi trường ao nuôi mà không lo bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Theo cán bộ quản lý khu nuôi Trường Nam, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh có thể kéo giảm đến 70 % dịch bệnh.
Tỉnh Bến Tre hiện có 44.600 ha nuôi thủy sản, sản lượng đạt 245.300 tấn. Giá trị thủy sản chiếm gần 50% giá trị khu vực I. Các đối tượng chủ lực được xác định là tôm nước lợ, cá tra, tôm càng xanh. Ngành nông nghiệp Bến Tre xác định, nghề nuôi trồng thủy sản sẽ được tổ chức theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.
Tỉnh Bình Định đã tổ chức tập huấn về kỹ thuật khai thác, xử lý cá, bảo quản cá sau thu hoạch trên tàu cho toàn bộ thuyền viên của 4 nhóm tàu tham gia dự án.
Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.
Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.