Khảo Nghiệm Một Số Chế Phẩm Kích Thích Sinh Trưởng Trên Cây Rau Cải

Cùng lúc thực hiện kiểm nghiệm tại Quảng Ngãi, Cục Bảo vệ Thực vật còn thử nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Tại Quảng Ngãi, diện tích được thử nghiệm trên 1.000 mét vuông, được thực hiện trên 3 loại thuốc kích thích, trong đó có một loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN-PTNT, 2 loại thuốc ngoài danh mục có xuất xứ từ Trung Quốc là GA3 và 920; thuốc có trong danh mục sử dụng là thuốc An Khang do Cty TNHH Trường Thịnh, tỉnh Lạng Sơn sản xuất.
Mỗi loại thuốc được phun một lần trên cây rau cải sau 12 ngày gieo, với 2 liều lượng là 120ppm và 240ppm/trên một ô 50 mét vuông. Ngoài ra, còn sử dụng một phần diện tích đối chứng trên cây rau không phun thuốc kích thích. Theo TS. Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, mục đích của việc khảo kiểm nghiệm là nhằm đánh giá tác động của thuốc kích thích sinh trưởng đang sử dụng hiện nay đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, làm cơ sở khoa học để Bộ NN-PTNT có kết luận chính xác thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng. Thông qua thí nghiệm này các chuyên gia sẽ đánh giá các yếu tố hiệu lực sinh học, khả năng kích thích tăng trưởng, chất lượng nông sản và hàm lượng chất khô, protein, vitamin C và một số chất khác như N, P, K.
Sau khi kết thúc thời gian thử nghiệm, Hội đồng khoa học do Bộ NN - PTNT thành lập sẽ đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng về ảnh hưởng của thuốc kích thích đối với sự phát triển của cây rau.
Có thể bạn quan tâm

Đó là cách làm giàu của chị Vũ Thị Oanh ở tổ dân phố số 2, phường Quyết Tiến (thị xã Lai Châu). Trên diện tích hơn 5.000 m2, từ trồng rau gia vị, trừ mọi chi phí, mỗi năm chị thu được hơn 200 triệu đồng.

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa hoàn thành năm đầu tiên triển khai mô hình cải tạo mới cà phê theo hướng sản xuất bền vững ở Lâm Hà. Với 70 hộ tham gia mô hình sản xuất trên diện tích 30 ha cà phê catimor (chè) trong thời kỳ kinh doanh từ 4 - 10 năm tuổi, đã tăng thêm năng suất cà phê nhân trung bình mỗi ha trên dưới 2 tạ.

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...