Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Nuôi Cá Tra Bằng Phế Phẩm Cá Biển

Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.
Sau khi công trình cống Giồng Quý hoàn thành và phát huy hiệu quả, hàng trăm ha đất ruộng ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã được tháo chua, rửa mặn. Tuy nhiên, do nằm ở khu vực cuối nguồn, nên người dân cũng chỉ canh tác được một vụ lúa mùa, năng suất bấp bênh. Nhận thấy đất rộng mà cuộc sống phải chịu cảnh thiếu trước, hụt sau, anh Bùi Văn Thơ đã trăn trở, quyết tâm tìm được loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để tăng thu nhập.
Vậy là anh đã đi tham quan các mô hình nuôi thủy sản trong và ngoài tỉnh như nuôi cá rô đồng, cá rô phi dòng Gfip, cá trê lai, cá tra.v.v.. Tuy nhiên, đối tượng anh Thơ quyết định chọn nuôi lại là con cá tra.
Sau khi bỏ công nghiên cứu khá kỹ về đặc tính sinh trưởng, kỹ thuật nuôi, phòng bệnh và thị trường, khoảng tháng 8 năm 2007, anh Thơ đã tiến hành đào ao để nuôi cá tra thịt.
Trên diện tích hơn 2.000 m2 đất ruộng, anh Thơ đã đào 3 ao có tổng diện tích mặt nước khoảng 1.000 m2, ao có độ sâu 1,7 m, bờ ao có trồng cỏ để chống xói mòn, rửa trôi phèn mặn và chất độc hữu cơ trong đất khi mưa. Mỗi ao đều có hệ thống cống dẫn để lấy nước từ kênh vào khi cần thay nước trong ao nuôi.
Ở Bến Tre hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi cá tra bằng thức ăn công nghiệp, tuy nhiên, anh Thơ lại sử dụng nguồn phế phẩm cá biển của các cơ sở chế biến cá khô tại địa phương nên quy trình nuôi hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, anh Thơ phải mài mò, học hỏi qua sách báo, tài liệu kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thực tế.
Để đảm bảo tỷ lệ cá sống cao, nâng cao năng suất và chất lượng cá, anh Thơ còn có không ít bí quyết từ khâu chọn giống, mật độ thả nuôi, khẩu phần thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của cá.v.v.. Đặc biệt là phải thường xuyên thay nước ao nuôi để phòng tránh dịch bệnh.
Sử dụng phế phẩm cá biển làm thức ăn cho cá dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Cách khắc phục của anh Thơ là, cá vụn khi mua về phải được rửa sạch dầu mỡ và chất mặn trước khi cho cá ăn.
Mỗi khi thay nước cho ao nuôi, anh Thơ đã sử dụng máy bơm đưa nước lên đồng ruộng hoặc tưới trực tiếp cho hoa màu, vừa không ảnh hưởng đến môi trường, vừa có tác dụng làm phân bón cho các loại cây trồng.
Định kỳ 3 tháng một lần, anh Thơ đã nạo vét bùn lắng tụ để cải tạo ao nuôi, lớp bùn này được bón lót cho cây trồng như ớt, sắn, dưa hấu.v.v. không những tăng năng suất từ 30 đến 50% mà còn giảm được 50% lượng phân hóa học. Mô hình này nếu được áp dụng rộng rãi cho các trang trại và nông hộ nuôi cá trong tỉnh sẽ góp phần giảm dần và tiến đến chấm dứt tình trạng thải nước trong ao nuôi ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên ao hồ, sông rạch.
Anh Bùi Văn Thơ cho biết, khâu quan trọng để đảm bảo cho mô hình này thành công là phải lựa chọn địa thế có nguồn nước ra vào thuận tiện, chọn con giống khỏe mạnh. Khẩu phần ăn cho cá vừa phải, chiếm khoảng 3 đến 5% trọng lượng của cá, bởi vì nếu cho ăn thừa, thức ăn sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh phát triển, dịch bệnh sẽ phát sinh.
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo trong cách làm, anh Bùi Văn Thơ đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá tra bằng nguồn phế phẩm cá biển nhưng cá vẫn lớn nhanh, đạt trọng lượng bình quân khoảng 800 gram một con sau 10 tháng nuôi. Cá tra nuôi bằng phế phẩm cá biển nhưng thịt trắng, rắn chắc nên được thương lái đặt hàng tiêu thụ với mức giá dao động từ 14 đến 15 ngàn đồng/kg.
Với diện tích 1.000 m2 mặt nước ao, anh Thơ thả nuôi 26.000 con cá giống và thu hoạch được 16 tấn cá thịt, sau khi trừ chi phí, thu lãi trên 100 triệu đồng. Bình quân một kg cá thịt đạt lợi nhuận hơn 6.000 đồng. Đây là một con số khá ấn tượng đối nghề nuôi cá tra thịt hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.

Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.

Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.

Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.

Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.