Bệnh Trên Cây Điều Sẽ Tăng Nhanh Trong Thời Gian Tới
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.
Diện tích bị bọ xít muỗi gây hại đã lên đến 2.390 ha (trong đó ở mức độ nhẹ 1.925 ha, trung bình 420 ha, nặng 45 ha). Diện tích bị bọ trĩ gây hại 1.908 ha, trong đó mức độ nhẹ 1.634 ha, trung bình 262 ha, nặng 12 ha (tăng 815 ha so kỳ trước). Diện tích bị bệnh thán thư 2.408 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 2.010 ha, trung bình 361 ha, nặng 37 ha (tăng 255 ha so với kỳ trước). Diễn biến bọ xít muỗi, bọ trĩ và bệnh thán thư phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt, diện tích rệp mềm gây hại 324 ha có xu hướng tăng nhanh trong tuần tới.
Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện cây điều đang trong giai đoạn hình thành trái và cho thu hoạch, nông dân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý các đối tượng gây hại như: Bọ xít muỗi, thán thư, bọ trĩ, rệp các loại... Riêng ở huyện Bù Đăng, nông dân cần phòng trị rệp mềm, phát hiện, xử lý sớm để không bị dịch hại bùng phát rộng.
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.
Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.
Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.
Mặc dù ngư dân Đà Nẵng được hoạt động theo tổ, đội và nghiệp đoàn, song tính liên kết vẫn chưa được phát huy. Vì vậy, cần một mô hình cao hơn để tập hợp họ. Việc thành lập một hợp tác xã (HTX) về thủy sản trong tương lai, có thể sẽ là điều cần thiết.
Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.