Bệnh Trên Cây Điều Sẽ Tăng Nhanh Trong Thời Gian Tới
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.
Diện tích bị bọ xít muỗi gây hại đã lên đến 2.390 ha (trong đó ở mức độ nhẹ 1.925 ha, trung bình 420 ha, nặng 45 ha). Diện tích bị bọ trĩ gây hại 1.908 ha, trong đó mức độ nhẹ 1.634 ha, trung bình 262 ha, nặng 12 ha (tăng 815 ha so kỳ trước). Diện tích bị bệnh thán thư 2.408 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 2.010 ha, trung bình 361 ha, nặng 37 ha (tăng 255 ha so với kỳ trước). Diễn biến bọ xít muỗi, bọ trĩ và bệnh thán thư phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt, diện tích rệp mềm gây hại 324 ha có xu hướng tăng nhanh trong tuần tới.
Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện cây điều đang trong giai đoạn hình thành trái và cho thu hoạch, nông dân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý các đối tượng gây hại như: Bọ xít muỗi, thán thư, bọ trĩ, rệp các loại... Riêng ở huyện Bù Đăng, nông dân cần phòng trị rệp mềm, phát hiện, xử lý sớm để không bị dịch hại bùng phát rộng.
Related news
Chưa bao giờ người nuôi tôm hùm tại thôn Vũng Rô, xã Hoà Xuân Nam huyện Đông Hoà (Phú Yên) phấn khởi như năm nay. Hiện nay tôm hùm loại 1 (1kg/con trở lên) tư thương thu mua tại chỗ với giá 1 triệu 650 ngàn đến 1 triệu 680 ngàn đồng, tăng hơn năm trước 300-330 ngàn đồng/kg. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay
Nhà vườn trồng thanh long nghịch vụ ở Tiền Giang rất phấn khởi do “trúng đậm” vụ thanh long nghịch mùa năm nay, nhiều hộ vươn lên khá giàu nhờ xử lý thanh long cho ra hoa trái vụ
Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” vừa khép lại tại chợ huyện Đầm Dơi (Cà Mau), là cuộc kiểm nghiệm thị trường tiêu dùng đầy bất ngờ.
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều người cho rằng, từ nguồn phí này sẽ góp phần bảo vệ, phát triển rừng tốt hơn.
Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý