Ông chủ của mô hình kinh tế trang trại tổng hợp
Nói như vậy bởi ở tuổi 30 chàng thanh niên này đã sở hữu trong tay một trang trại tổng hợp, có diện tích hơn 2 ha, với hàng trăm con lợn và nhiều loại cây trồng quý, cho thu nhập bình quân mỗi năm 1,2 - 1,5 tỷ đồng.
Trò chuyện với anh Hoàng Văn Điền về hành trình trở thành tỷ phú của mình, chúng tôi mới thấy ở anh không chỉ có tư duy làm giàu của một người trẻ mà còn luôn tiềm tàng một tinh thần vượt khó.
Anh kể: Năm 2002, tôi là Bí thư Chi đoàn xóm 2, thôn Đông Sơn. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng tôi được cha mẹ cho ra ở riêng.
Gia cảnh cũng chả dư dả gì nên “của hồi môn” được cha mẹ trao lại là 2 sào ruộng cấy, 3 triệu đồng và 5 con lợn giống.
Cầm số vốn trên, vợ chồng tôi xúc động và suy nghĩ phải làm sao thoát khỏi cảnh nghèo để có điều kiện chăm lo cho cha mẹ được tốt hơn.
Quyết tâm đi lên bằng chính sức lực của mình, anh Hoàng Văn Điền đã quyết định khởi nghiệp bằng số vốn ít ỏi đó.
Anh đã đầu tư mua thêm lợn nái về nuôi, sau 1 năm chăn nuôi, từ 5 con ban đầu, gia đình anh đã có đàn lợn sinh sản được 50 con lợn con.
Nhận thấy nuôi lợn nái và lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2005, anh Điền mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo hình thức trang trại tổng hợp.
Với diện tích hơn 2 ha, anh đã quy hoạch gọn vùng chăn nuôi kết hợp với một số cây trồng cho giá trị thu nhập cao.
Trong đó, có 100 con lợn nái, mỗi năm lợn sinh sản từ 1.000 - 1.200 con lợn giống, cung ứng ra thị trường với chất lượng tốt, được các hộ chăn nuôi tín nhiệm.
Ngoài xuất bán lợn giống, anh còn nuôi lợn thương phẩm, mỗi năm xuất ra thị trường hàng trăm tấn thịt lợn hơi.
Giải quyết việc làm cho 7 lao động thường xuyên của trang trại và 12 lao động thời vụ. Thu nhập từ chăn nuôi lợn mỗi năm đạt từ 1,5 - 2 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/năm.
Tiếp tục phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp
Năm 2013, anh Điền được huyện Yên Mô cho đi tham quan mô hình chăn nuôi vịt trời thuần hóa, gà chín cựa, trồng cây Phật thủ ở Bắc Giang, Phước Long, sau đó được huyện hỗ trợ cây, con giống để làm thí điểm.
Nhận thấy đây là cơ hội tốt để mở rộng quy mô, anh mạnh dạn đầu tư nuôi thêm gà Đông Tảo, gà chín cựa, duy trì số lượng trên 500 con. Sau 4 tháng nuôi dưỡng, anh đã có thu nhập từ nuôi vịt trời tháng đầu tiên trên 100 triệu đồng, những tháng sau đó bình quân cho thu nhập 120 - 200 triệu đồng.
Từ tháng 9-2014 đến nay, trang trại của anh đã sản xuất được hơn 1 vạn con vịt trời giống và vịt trời thương phẩm cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh ngoài như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai.
Cùng với chăn nuôi, gia đình anh Điền còn đưa vào trồng khảo nghiệm gần 50 cây Phật thủ, đây là cây trồng mới. Sau 9 tháng chăm sóc, hiện nay cây Phật thủ đang ra hoa và đậu quả, có nhiều triển vọng cho giá trị thu nhập cao.
Năm 2014, tổng thu nhập từ trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh đã đạt trên 7 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 2,2 tỷ đồng.
Nhiều năm qua, anh Điền còn phối hợp với Tập đoàn chăn nuôi của Thái Lan, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Hội Nông dân các cấp tổ chức 12 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi vịt trời, gà chín cựa, gà Đông Tảo cho 1.500 học viên là nông dân trong huyện và hỗ trợ kinh phí cho các lớp tập huấn trên 34 triệu đồng.
Ngoài ra, anh còn hỗ trợ lợn giống cho 150 hộ nghèo, mỗi hộ từ 2 đến 3 con.
Mỗi năm, ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp người nghèo, gia đình chính sách, các em học sinh nghèo… có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống.
Kinh nghiệm mà anh Hoàng Văn Điền rút ra trong quá trình xây dựng, phát triển mô hình trang trại tổng hợp, đó là phải chọn những loại con giống đã được khảo nghiệm và được khuyến cáo nhân rộng, tốt nhất là nguồn con giống được sản xuất tại địa phương; nguồn thức ăn phổ thông, dễ chế biến, bảo quản, sẵn có, giá thành hạ, nhưng giá trị dinh dưỡng cao.
Đồng thời nên kết hợp chăn nuôi đa canh, liên hoàn tổng hợp, để con nuôi này sử dụng sản phẩm của con nuôi kia, hạn chế rủi ro, kết quả lãi dây chuyền tổng cộng thành lãi cao. Một yếu tố quan trọng khác, là người chăn nuôi phải biết áp dụng KHKT thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là yếu tố mang tính quyết định để trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi….
Hiện nay, anh Điền đang xây dựng dự án đầu tư chăn nuôi 1.000 con lợn thịt, 100 con lợn nái tại xóm 1, thôn Hồng Phong, xã Yên Mạc.
Đồng thời tìm cách “vươn ra biển lớn” với việc quyết định ký hợp đồng xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp tại huyện Đông Anh (Hà Nội), có tổng diện tích 6 ha.
Dự kiến sẽ tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức lương ổn định từ 4 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Điền tâm sự: Nếu “thuận buồm, xuôi gió”, các trang trại này sẽ cho giá trị thu nhập gấp đôi hiện nay, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và làm giàu cho quê hương.
Với những kết quả đạt được, năm 2005, anh Hoàng Văn Điền vinh dự được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Năm 2008, được tặng giải thưởng Lương Đình Của “Nhà nông xuất sắc”. Và liên tục từ năm 2009 đến nay, anh được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành trong tỉnh và huyện Yên Mô. Anh Hoàng Văn Điền là một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2010 - 2015) được UBND tỉnh biểu dương khen thưởng.
Có thể bạn quan tâm
Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.
Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.
Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.
Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.
Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay giá cá tra xuất khẩu tại Trà Vinh ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so đầu tháng 8