Xây dựng chuỗi thịt heo an toàn

Theo ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus, cùng với Fresh Studio Innovations Asia để tổ chức tập huấn cho khoảng 200 chủ trại heo, trước mắt ở Đồng Nai về việc sử dụng con giống, thức ăn và áp dụng công nghệ của Hà Lan trong việc nuôi heo, sau đó sẽ chọn ra (bước đầu) khoảng 50 chủ trại tham gia vào chuỗi cung ứng này.
Chính phủ Hà Lan tham gia hỗ trợ một phần về vốn và chuyên gia tư vấn kỹ thuật. Các bên phát huy tối đa năng lực để thiết lập chuỗi giá trị cung ứng an toàn từ khâu chăn nuôi, giết mổ cho đến khâu thành phẩm và phân phối ra thị trường, tuân thủ theo tiêu chuẩn TRACEPIG.
Sản phẩm có nguồn gốc nhận dạng rõ ràng, không chứa dư lượng kháng sinh vượt mức quy định, cũng như nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, sản phẩm phải tuân theo yêu cầu về phúc lợi động vật trong suốt quá trình chăn nuôi và giết mổ để vật nuôi không bị sốc, chất lượng thịt sẽ tốt hơn .
Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc VISSAN, việc liên kết xây dựng chuỗi thịt heo an toàn dù sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng đây là điều phải hướng đến nhằm tạo ra dòng sản phẩm thịt an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Ðược sự hỗ trợ của ngành chức năng, thời gian qua, Hợp tác xã Nông- lâm nghiệp & Thương mại Tia Sáng (Gia Nghĩa) đã liên kết với Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến nông, lâm sản - dược liệu sạch Ðắk Nông, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Giai Mỹ trồng 10 ha chanh dây tại thôn 2, xã Ðắk Ha (Ðắk Glong - Đắk Nông) để phục vụ nguyên liệu chế biến nước ép trái cây.

Khi nghe bão số 11 đang đến gần, gia đình tôi khẩn trương thuê nhân công chằng chống lại các trại, chòi nuôi tôm. Do không thể xuất bán tôm mới chỉ nuôi được hơn 1 tháng nên tôi gia cố ao nuôi, tránh để tôm thoát ra bên ngoài.

Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tổng kết việc thí điểm để thực hiện trên diện rộng.

Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.