Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bí Đỏ Lấy Hạt Cho Thu Nhập Cao

Trồng Bí Đỏ Lấy Hạt Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 17/06/2012

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.

Năm 2010, sau khi biết Công ty TNHH Việt Nông giới thiệu mô hình trồng bí đỏ lấy hạt tại xã Đắk Lua, anh Trần Chung Kính ở ấp 9 đã mạnh dạn chuyển đổi 1 sào bắp sang trồng bí đỏ lấy hạt. Sau 3 tháng kể từ lúc xuống giống, nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, anh đã thu hoạch được 37 kg hạt bí khô. Với giá công ty mua là 600 ngàn đồng/kg, anh Kính đã lãi khoảng 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Thấy hiệu quả, anh tiếp tục chuyển 4 sào bắp sang trồng bí đỏ lấy hạt nghịch vụ và anh vừa thu hoạch được khoảng 80 kg hạt khô.

Anh Kính cho biết: “Trồng bí đỏ lấy hạt không quá khó như nhiều loại cây khác nhưng phải thao tác khéo léo và đúng quy trình. Cán bộ kỹ thuật của công ty xuống hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch nên rất yên tâm. Vào vụ chính, trung bình mỗi sào thu được từ 37 - 38 kg hạt khô. Còn vụ nghịch thì thu được khoảng 20 kg hạt khô/sào, giá công ty mua cũng thấp hơn, chỉ 400 ngàn đồng/kg. Công ty có khuyến cáo bà con không sản xuất vụ nghịch. Tôi thấy hiệu quả nên tự trồng, tính ra vẫn còn lời gấp 3 lần so với bắp. Còn vụ chính, hiệu quả gấp 6 - 7 lần”.

Không chỉ anh Kính mà nhiều nông dân khác ở Đắk Lua rất phấn khởi trước hiệu quả của giống cây này mang lại. Có thể nói, trồng bí đỏ lấy hạt là hướng đi mới để nâng cao thu nhập cho bà con xã Đắk Lua. Anh Nguyễn Thành Chuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận định: “Trồng bí đỏ lấy hạt là mô hình khá mới mẻ đối với bà con ở đây nhưng đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt là vào vụ chính (vụ đông - xuân). Theo khảo sát của Công ty Việt Nông, vùng đất này rất hợp để trồng bí đỏ lấy hạt. Hiện nay diện tích trồng bí khoảng 10 hécta. Ở đây, tất cả các loại cây lấy hạt đều cho thu nhập cao hơn lúa và bắp, đặc biệt là cây bí đỏ. Tới đây chúng tôi sẽ đề nghị công ty hỗ trợ cho bà con mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập”.

Được biết theo hợp đồng, công ty hỗ trợ tiền giống, bạt che và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho bà con. Ngược lại, bà con cần tuân thủ các kỹ thuật trồng cây và bán hạt bí đã được phơi khô cho công ty.

Có thể bạn quan tâm

Hướng Đến Chăn Nuôi Heo An Toàn Sinh Học Hướng Đến Chăn Nuôi Heo An Toàn Sinh Học

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

22/07/2013
Khi Người Trồng Lúa Mê Thanh Long Khi Người Trồng Lúa Mê Thanh Long

Đường về Tầm Vu (Long An) bây giờ không còn ruộng lúa mênh mông mà thay vào đó là những vườn thanh long với những hàng trụ thẳng tắp vươn lên mạnh mẽ.

22/07/2013
Dạy Nghề Trồng Lúa Hiện Đại Dạy Nghề Trồng Lúa Hiện Đại

Ngày 18.7, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) triển khai Đề án “Xây dựng lực lượng 3 cùng” với nông dân. Đây là đề án dạy nghề nông nghiệp trình độ trung cấp cho hơn 4.000 lao động và trình độ đại học cho 1.000 lao động.

22/07/2013
Đối Diện Với Cá Tầm Trung Quốc Nhập Lậu Đối Diện Với Cá Tầm Trung Quốc Nhập Lậu

Theo Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, mỗi ngày hiện có 2-3 tấn cá tầm từ Trung Quốc nhập lậu vào TP.HCM qua đường hàng không, sau đó tiêu thụ đến các tỉnh, thành lân cận với giá trên dưới 100 ngàn đồng/kg.

23/07/2013
Nuôi Bồ Câu “Làm Chơi Ăn Thiệt” Nuôi Bồ Câu “Làm Chơi Ăn Thiệt”

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

23/07/2013