Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sầu Riêng Khánh Sơn Canh Tác Hợp Lý Để Tăng Năng Suất, Chất Lượng

Sầu Riêng Khánh Sơn Canh Tác Hợp Lý Để Tăng Năng Suất, Chất Lượng
Ngày đăng: 25/04/2014

Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.

Đề tài do Tiến sĩ Hồ Huy Cường - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ làm chủ nhiệm, vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vườn sầu riêng 6 - 8 năm tuổi, thuộc giống Monthong và Ri-6, hai giống sầu riêng chủ yếu đang được trồng trên địa bàn huyện Khánh Sơn, cũng là 2 giống mà địa phương này đã đăng ký thương hiệu. Đề tài đã tập trung điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất sầu riêng, thị hiếu tiêu dùng; nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh, ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến năng suất, chất lượng sầu riêng; nghiên cứu kỹ thuật canh tác khắc phục hiện tượng sượng cơm quả sầu riêng.

Theo nhóm nghiên cứu, những thuận lợi để phát triển cây sầu riêng ở Khánh Sơn là thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp; thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn được người tiêu dùng biết đến rộng rãi; diện tích sản xuất sầu riêng ở quy mô nông hộ tương đối lớn và lực lượng lao động chính chiếm tỷ lệ cao.

Bên cạnh đó, hạ tầng tưới tiêu đối với cây sầu riêng tương đối hoàn chỉnh; đầu vào nguồn giống được quản lý chặt chẽ, chủ yếu là giống sầu riêng Monthong. Ngoài ra, sản phẩm sau thu hoạch có độ đồng đều cao và khối lượng lớn; mật độ trồng hợp lý, nông dân có ý thức cao trong việc sử dụng phân hữu cơ và phòng trừ sâu, bệnh hại đối với cây sầu riêng.

Tuy nhiên, có một số hạn chế như: giống sử dụng trong sản xuất chưa đa dạng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao; hơn 50% số hộ có sản phẩm sau thu hoạch bị sượng phần cơm quả; phương thức trồng xen với cây cà phê chưa hợp lý; sâu, bệnh hại khá phức tạp.

Mặt khác, vẫn còn một số hộ nông dân sử dụng chưa đúng loại phân kali để bón; hơn 50% số hộ chưa quan tâm đến việc đầu tư phân đạm, lân, kali, magiê và phân bón lá khi canh tác; mất cân đối trong bón phân giữa đạm với lân và giữa đạm với kali. Hơn 60% hộ nông dân chưa quan tâm đến việc hạn chế ra lá non trong giai đoạn phát triển quả nên nguy cơ sượng phần cơm quả khá cao; chưa quan tâm đến giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây sầu riêng; tỷ lệ sử dụng các chế phẩm nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu, bệnh hại thấp...

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, phân tích, nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng quy trình canh tác hợp lý với điều kiện khí hậu và đất đai ở huyện Khánh Sơn, từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc từng giai đoạn từ trồng đến thu hoạch; biện pháp phòng trừ sâu bệnh đối với cây sầu riêng.

Nhóm nghiên cứu khuyến cáo nên trồng sầu riêng ở vùng đất đồi có độ dốc 0 - 150, đảm bảo nguồn nước tưới nhưng không bị úng. Biện pháp kỹ thuật canh tác hạn chế tối đa hiện tượng sượng phần thịt quả sầu riêng sau thu hoạch ở huyện Khánh Sơn là cải tạo hệ thống thoát nước, tỷ lệ phân bón hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây sầu riêng.

Đồng thời sử dụng phân bón MKP để hạn chế ra lá non giai đoạn quả phát triển, không tưới nước trước khi thu hoạch 30 ngày, phun bổ sung một số loại phân bón. Đề tài đã thực hiện mô hình trình diễn ứng dụng biện pháp canh tác tổng hợp cây sầu riêng cho năng suất bình quân đạt 10,8 tấn/ha, cao hơn 25,6% so với đối chứng, hạn chế tối đa tỷ lệ sượng trái, lãi thuần đạt 198,6 triệu đồng/ha.

Sầu riêng là cây trồng chủ lực ở huyện Khánh Sơn (khoảng 500ha). Sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế so sánh về chất lượng, thị trường và giá tiêu thụ. Theo ông Huỳnh Văn Tấn (Viện Cây ăn quả miền Nam), đề tài đã cơ bản giải quyết được một số khó khăn trong phát triển cây sầu riêng ở Khánh Sơn như: phòng trừ sâu đục quả, rầy nhảy hại lá, hạn chế sượng trái, tăng năng suất.

Ông Đinh Ngọc Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết: “Đề tài được nghiệm thu là cơ sở để địa phương tập huấn, hướng dẫn các hộ dân thực hiện đúng quy trình canh tác nhằm giảm sâu bệnh và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng”.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ sư chân đất Kỹ sư chân đất

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

23/07/2015
Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

23/07/2015
Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.

23/07/2015
Vĩnh Long nuôi cá lồng bè ổn định, cá tra lại thua lỗ Vĩnh Long nuôi cá lồng bè ổn định, cá tra lại thua lỗ

Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.

23/07/2015
Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm

Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

23/07/2015