Khan hiếm ớt nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sản xuất tại ĐBSCL
Hiện nay, lượng ớt thu hoạch tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - vùng nguyên liệu ớt chuyên sản xuất để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đang ít đi. Nguyên nhân nhiều nhà vườn cho biết khi vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt. Ở nhiều vườn ớt khác xuất hiện tình trạng thối trái, cây cằn cỗi cho năng suất thấp.
Trước tình hình này thì các cơ sở chế biến ớt quy mô lớn tại Thanh Bình phải thu mua ở các nơi khác về sơ chế để giao theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Ông Phạm Hồ Duy Nhân, Chủ doanh nghiệp Thanh Tân chuyên chế biến nông sản ớt cho biết thời điểm này mỗi ngày cần 2 tấn ớt tươi để chế biến ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó để thu gom đủ số lượng tại chỗ phục vụ cho sản xuất. Chính vì thế, dù đóng chân ngay trên khu vực trồng ớt lớn ở khu vực ĐBSCL nhưng một số doanh nghiệp lại phải tổ chức hệ thống để đi thu mua ớt nguyên liệu tại những khu vực khác.
Ông Nhân cho rằng, nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện gần như không còn nữa. Đây là bài toán khó cho doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có sự vào cuộc, nếu không hỗ trợ được thì doanh nghiệp và nông dân gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân.
Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả lại tăng trưởng khá, thậm chí có thị trường tăng từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ, dù tình trạng rau quả ùn tắc tại cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam - diễn biến hết sức phức tạp.
Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…
Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.
Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.