Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm

Nguyên nhân
Bacillus subtilis thuộc giống Bacillus, họ Bacillaceae, bộ Bacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes.
Vi khuẩn có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng (Wang et al. 2000) ở tôm sú nuôi ở Malaysia.
Vibrio cholerae cũng thường được nuôi cấy từ mẫu bệnh tôm nuôi (ở Thái Lan) ở các ao có pH và độ kiềm cao và vi khuẩn là nguyên nhân cơ hội (thứ hai).
ở Việt Nam cũng đã nuôi cấy được Vibrio spp từ các mẫu ở tôm sú nuôi (Bùi Quang Tề và CTV, 2004).
A- Bacillus subtilis trong đốm trắng của tôm (theo Wang et al. 2000- ảnh KHVĐT quét);
B- Vibrio sp phân lập từ tôm sú bệnh đốm trắng (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2004)
Triệu chứng
Tôm sinh trưởng bình thường không có hiện tượng tôm chết.
Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, khi bóc vỏ ra nhìn rõ hơn.
Đốm trắng hình tròn nhỏ hơn đốm trắng của bệnh virus (WSSV).
Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y ở giữa rỗng (có hiện tượng ăn mòn) khác với đốm trắng do virus có đốm đen (melanin) ở giữa.
Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong.
Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ (Wang et al. 2000).
Đốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm nhiễm bệnh BWSS (theo Wang et al. 2000).
Đốm trắng trên vỏ tôm bị bệnh thấy rõ hiện tượng ăn mòn (->) hoặc lỗ rỗng ở giữa (=>); mẫu soi tươi – thu Hải Phòng 7/2004 (theo Bùi Quang Tề)
Phân bố
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn được mô tả gặp ở tôm sú nuôi ở Malaysia (Wang et al. 2000).
Các ao nuôi thâm canh thường xuất hiện bệnh đốm trắng, nhưng test PCR bệnh WSSV âm tính.
Phòng trị
Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm.
Thường xuyên thay nước ao nuôi.
Xác định vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm vi sinh hạn chế dùng cho ao nuôi tôm, ngăn chặn chúng có liên quan đến bệnh đốm trắng do vi khuẩn.
Ao đã nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn dùng vôi nung (CaO) bón cho ao liều lượng 25ppm, để không làm tăng độ kiềm trong ao và tăng pH nhanh.
Dùng một số khoáng vi lượng kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các đốm trắng trên thân tôm.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc cơ bản của công nghệ sinh học Biofloc là để tạo ra một môi trường "sinh học" hoàn toàn, trái ngược với các hệ thống truyền thống - cho phép Tảo đóng vai trò chính để làm sạch môi trường trong ao tôm, ao cá. Cốt lõi của thống sinh học Biofloc là sự thích nghi thông minh của một hỗn hợp được đưa vào lò phản ứng sinh học (MBBR

Mặc dù tốc độ trao đổi nước hiện nay có xu hướng thấp hơn so với trước kia, nhưng hầu hết các trại nuôi tôm vẫn trao đổi nước khi tháo nước ao và khi thu hoạch tôm. Chính việc trao đổi nước từ các trại nuôi tôm này đã thải ra lượng nước thải rất lớn. Hãy xem xét khi tháo nước ở một ao nuôi tôm có độ sâu là 1m để thu hoạch, thì trung bình mỗi hecta ao đã thải ra 10.000 m3 nước thải.

Tháo cạn nước, phơi đáy ao và tiến hành bón vôi. Sử dụng vôi CaO dạng bột với liều lượng 10kg/100m2 rải đều khắp đáy ao và xung quanh bờ. Phơi ao 7 ngày để vôi phát huy hết tác dụng (tăng và ổn định pH đáy, diệt khuẩn), sau đó tiến hành lấy nước vào ao

Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước cho nước thải từ một hoạt động không được kiểm soát từ trước đó như nuôi tôm hoàn toàn không dễ dàng

Hội thảo của GS. Lightner, GS. Kevin và NCS. Trần Hữu Lộc ở đại học Nông lâm ngày 28/06/2013 đã công bố chính thức các nghiên cứu và tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy.