Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nước Thải Từ Các Trại Nuôi Tôm Trong Quá Trình Tháo Nước Thu Hoạch

Nước Thải Từ Các Trại Nuôi Tôm Trong Quá Trình Tháo Nước Thu Hoạch
Ngày đăng: 27/03/2013

Mặc dù tốc độ trao đổi nước hiện nay có xu hướng thấp hơn so với trước kia, nhưng hầu hết các trại nuôi tôm vẫn trao đổi nước khi tháo nước ao và khi thu hoạch tôm. Chính việc trao đổi nước từ các trại nuôi tôm này đã thải ra lượng nước thải rất lớn. Hãy xem xét khi tháo nước ở một ao nuôi tôm có độ sâu là 1m để thu hoạch, thì trung bình mỗi hecta ao đã thải ra 10.000 m3 nước thải.

Để so sánh, Bảng 1 cho thấy lượng nước thải có liên quan tới tốc độ trao đổi nước trung bình trong thời gian nuôi trồng 120 ngày. Ở một mức có tốc độ trao đổi nước thấp chỉ 2%, thì lượng nước thải ra vẫn gấp 2,4 lần so với lượng nước thải khi tháo nước thải và sự chênh lệch là 18 lần theo mức trao đổi hàng ngày là 15%.

Trao đổi nước trung bình hàng ngày(% Dung lượng ao) Dung lượng nước thải trao đổi
(m3/ha per Crop)
2 24.000
5 60.000
10 120.000
15 180.000

Bảng 1. Lượng nước thải từ các tỷ lệ trao đổi nước khác nhau trong quá trình nuôi 120 ngày

Trao Đổi Nước Trong Ao Và Thành Phần Nước Thải

Mặc dù đã có những buổi thảo luận kĩ lưỡng về việc không trao đổi nước  nhằm giảm thiểu việc xả các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng vào các vực nước tự nhiên, có rất ít ý kiến được đưa ra về nước thải khi thu hoạch. Giả sử rằng một người nuôi tôm giảm mức trao đổi nước xuống 2% mỗi ngày nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường. Nồng độ trung bình về nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (Biochemical Oxygen Demand - BOD5) và tổng chất rắn lơ lửng (Total Dissolved Solids - TSS) – hai yếu tố quan trọng về chất lượng nước trong hằm kiểm soát ô nhiễm môi trường – tương ứng khoảng 5 mg/l và 100 mg/l, trong các ao bán thâm canh. Vì thế, khoảng 120 kg BOD5/ha và 2.400 kg TSS/ha sẽ thải ra các ao trong quá trình trao đổi nước khi tới thời điểm, mùa vụ thu hoạch. Khi gần thu hoạch, nồng độ BOD5 và TSS sẽ tăng lên khoảng tương ứng 10 mg/l và 150 mg/l.

Thành Phần Nước Thải Khi Thu Hoạch Ao

Khi ao được tháo nước, nước thải hầu như sẽ giống tới khoản 80 % thành phần nước ao. Khi tháo hết sạch nước ở ao, thì nồng độ BOD5, TSS, và các chất khác sẽ tăng do sự tái lơ lửng trầm tích gây ra bởi cá hoạt động thu hoạch, tôm khuấy động trong nước, dòng nước chảy nhanh. Nồng độ BOD5 và TSS thường là khoảng 50 mg/l và 1.000 mg/l, tương ứng với 20% lượng nước thải cuối cùng. Vì vậy, tải trọng của BOD5 là khoảng 180 kg/ha và của TSS khoảng 3.200 kg/ha trong lương nước thải cuối cùng khi tháo hết ao. Lượng nước thải khi tháo gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn so với việc trao đổi nước ở mức 2% mỗi ngày.

Bảng 2 miêu tả tình trạng đã nêu ở trên. 20% cuối cùng của lượng nước thải đóng góp khoảng 33% của nồng độ BOD5 và 35% của TSS thải ra trong mùa thu hoạch. Nước thải cuối cùng cũng tập trung nhiều chất thải hơn so với nước thải trong quá trình trao đổi nước và nước thải khi tháo nước lần đầu (lần đầu là 80%).

Loại nước thải Nồng độ (mg/L) Tải trọng (kg/ha)
BOD5 TSS BOD5 TSS
Trao đổi nước 5 100 120 2.400
Tháo nước (80% ban đầu) 100 150 80 1.200
Tháo nước đầu 50 1.000 100 2.000
Tổng - - 300 5.600

Bảng 2. Nồng Độ Trung Bình và tải trọng nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày (BOD5) và tổng lượng chất rắn lơ lửng trong các ao nuôi tôm điển hình với mức trao đổi nước 2% mỗi ngày

Bể Lắng

Bể lắng là phương pháp rất hiệu qủa để xử lý nước thải thoát ra trong quá trình thu hoạch tôm, đặc biệt, lượng nước cuối cùng tập trung lượng chất thải nhiều nhất. Những bể này khử các chất rắn thô (và lượng BOD5 đáng kể có liên quan tới chúng) có trong nước trong giai đoạn tháo nước cuối cùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bể lắng có thể khử khoảng 60% đến 80% lượng TSS và 15% đến 30% BOD5 chỉ trong vòng từ sáu đến tám giờ  trong thời gian giữ nước.

Ngoài việc xử lý các chất rắn thô từ nước thải trong giai đoạn cuối cùng, bể lắng cũng có thể khử các chất rắn có trong nước thải thoát ra trong quá trình trao đổi nước và trong giai đoạn đầu tiên tháo nước ở ao. Điều này rất quan trọng bởi vì tài liệu nghiên cứu tổng quan về nước thải trong các trại nuôi tôm gần đây tiến hành cho GAA (có trên hồ sơ ở văn phòng GAA) cho biết rằng tại nhiều trại tổng chất rắn lơ lửng luôn luôn ở mức trên 100 mg/l. Hầu hết các giấy phép chất lượng nước chỉ cho phép mức tổng chất rắn lơ lửng là 50 mg/l, vì thế nếu không có bể lắng, nước thải từ các trại nuôi tôm có thể vượt quá giới hạn lượng nước thải cho phép 50 mg/l.

Thiết Kế Bể và Khu Vực Xây Bể

Bể lắng đơn giản chỉ là những ao để giữ nước trong một khoảng thời gian đủ dài để các chất rắn thô đọng ở dưới đáy bể. Những bể này nên có độ sâu từ 1 đến 2 m, nước được giữ lại ở bề mặt của một bên và được thải ra từ bề mặt bên kia . Kích thước của bể phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và thời gian cần thiết để giữ lại để khử chất rắn thô.

Bể lắng dần dần đầy khi chúng tích trữ cặn lắng, và thời gian trữ nước giảm. Vì thế, bể lắng nên được xây to hơn khoảng 1,5 đến 2 lần so với nhu cầu. Ngay cả với dung lượng lưu trữ, khi tích trữ nhiều cặn lắng thì lượng nước mà bể lắng lưu trữ sẽ bị giảm, vì thế cần phải thường xuyên dọn sạch để duy trì tính hoạt động ổn định của bể lắng. Phải xây dựng bể lắng kép để khi dọn dẹp một bể thì vẫn có thể sử dụng bể kia.

Kết Luận

Người nuôi tôm có thể nghĩ rằng việc xây dựng bể lắng sẽ tốn rất nhiều diện tích. Tuy nhiên ý kiến này không hoàn toàn đúng. Xem xét một trại nuôi tôm rộng 500 ha với các ao có độ sâu 1m được vận hành việc trao đổi nước hàng ngày là 2%. Lượng nước trao đổi hàng ngày sẽ là 100.000 m3, và mỗi ngày khi tháo hết nước khoảng 20 hecta ao, thì lượng nước thải sẽ chỉ tăng tới 300.000 m3 mỗi ngày. Bể lắng có thể tích 100.000 m3 là rất cần thiết khi muốn lắng nước trong tám giờ. Và điều này yêu cầu một bể lắng có độ sâu là 1m cho 10 ha hay bể có độ sâu 1,5m cho 6,67 ha. Diện tích xây dựng bể lắng này chỉ chiếm 2% và 1,3% diện tích trang trại.

Thậm chí nếu xây dựng bể kép có dung lượng lưu trữ lớn, thì các bể này vẫn không chiếm nhiều diện tích hơn 4 đến 6% của một trang trại có diện tích lớn. Dĩ nhiên trên một trang trại có diện tích nhỏ, thì diện tích xây dựng bể lắng sẽ chiếm nhiều hơn – thường từ 10 đến 20% diện tích trang trại. Tuy nhiên chỉ có bể lắng mới là giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất cho các trang trại nuôi tôm nhỏ và lớn.

Dịch thuật: Ban biên tập 2lua.vn

Nguồn: Giáo sư. Tiến sĩ Claude E. Boyd Khoa Thủy sản và Nuôi Trồng Thủy Sản Liên Kết
Trung Tâm Nuôi Trồng Thủy Sản và Môi Trường Thủy Sản Quốc Tế Đại học Auburn, Alabama 36849-5419 USA

Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao những điều cần chú ý! Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao những điều cần chú ý!

Chuẩn bị cho vụ nuôi đầu tiên của năm mới 2012, một chủ đề đang được các nhà đầu tư và hộ nuôi tôm quy mô nhỏ quan tâm thảo luận trong thời gian vừa qua đó là sự chuyển dịch từ nuôi tôm sú qua nuôi tôm thẻ chân trắng và hiệu quả của việc chuyển đổi này.

13/03/2015
Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh - bán thâm canh Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh - bán thâm canh

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

13/03/2015
Kinh nghiệm nuôi tôm he chân trắng ở trung quốc Kinh nghiệm nuôi tôm he chân trắng ở trung quốc

1. Các kết quả thí nghiệm đều cho rằng tôm he chân trắng là một đối tượng nuôi rất có triển vọng phát triển do các đặc điểm sau :

13/03/2015
Công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vanamei) Công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vanamei)

1. Mô tả tóm tắt công nghệ: 1.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

13/03/2015
Xử lý chất thải trong ao nuôi tôm Xử lý chất thải trong ao nuôi tôm

Chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có sự khác biệt giữa các ao nuôi, bao gồm: Ðất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước; đất từ bờ ao bị rửa trôi; phân tôm; thức ăn thừa; xác chết của phiêu sinh vật; các loại vôi, khoáng chất; chất lơ lửng do nguồn nước cấp.

13/03/2015