Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Phương Pháp Nuôi Tôm Hiệu Quả

Phương Pháp Nuôi Tôm Hiệu Quả
Ngày đăng: 28/03/2013

Mô hình của bà Nguyễn Thị Nhung (Bến Tre)

Địa chỉ: xã Trung Định, huyện Bình Đại.

Diện tích nuôi:

1 ha (2 ao nuôi, mỗi ao 0,5 ha). Độ sâu của ao 1,6m, độ sâu nước ao 1 - 1,3m, có ao lắng, xử lý nước trước khi đưa vào nuôi. Khu ao nuôi thuận lợi giao thông, có lưới điện quốc gia, nguồn nước chủ động thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh. Bờ ao tương đối vững chắc do được kè chắn, xung quanh bờ ao nuôi có lưới rào ngăn sự xâm nhập của các sinh vật trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi.

Quy trình nuôi:

Cải tạo ao:

Tháo cạn nước, phơi đáy ao và tiến hành bón vôi. Sử dụng vôi CaO dạng bột với liều lượng 10kg/100m2 rải đều khắp đáy ao và xung quanh bờ. Phơi ao 7 ngày để vôi phát huy hết tác dụng (tăng và ổn định pH đáy, diệt khuẩn), sau đó tiến hành lấy nước vào ao. Lấy nước từ mương cấp qua túi lọc bằng vải kate khoảng 1m, để sau 3 ngày mới tiến hành diệt cá tạp và xử lý nước. Dùng Saponin với liều lượng 0,8kg/100m2 để diệt cá tạp; Sử dụng BKC để xử lý nước với nồng độ 100ml/100m3.

Bón phân gây màu: Dùng Dolomite kết hợp Supercanxi (tỷ lệ 1:1): 3kg/100m3. Dùng 8 kg urê + NPK, kết hợp thuốc gây tảo 45 liều lượng 1 lít/1.000m3. Dùng men vi sinh Prawnbac 100g/7.000m3.

Chọn và thả giống:

Tôm giống được chọn mua từ trại sản xuất giống thuộc Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung (Tp Nha Trang). Cỡ giống PL 12, có ngoại hình đẹp, màu sắc sáng, phản xạ nhanh; Giống được kiểm tra các bệnh MBV (bệnh còi), WSSV (bệnh đốm trắng) và YHV (bệnh đầu vàng) bằng phương pháp mô học và phương pháp PCR.
Thả giống vào buổi sáng sớm; mật độ thả 120 con/m2.

Chăm sóc:

Sử dụng thức ăn công nghiệp. Kích cỡ, chất lượng thức ăn sử dụng tùy theo giai đoạn phát triển của tôm.

Cách cho ăn:

Rải thức ăn xung quanh ao cách mép bờ 1m, sau đó dùng thuyền (hoặc phao kéo) rải đều khắp mặt ao. Thời gian tối thiểu 30 phút. Đặt nhá (sàng ăn) trong ao nuôi, mỗi ao đặt tối thiểu 4 nhá ở 4 góc ao để kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe cho tôm. Cho tôm ăn 4 lần/ngày vào lúc 4h, 11h, 17h, 22h. Tùy theo thời điểm trong ngày mà lượng thức ăn có thể thay đổi. Tùy theo điều kiện môi trường, tùy theo sức khỏe tôm nuôi mà có thể tăng hay giảm lượng thức ăn giữa các buổi trong ngày, hoặc giữa các ngày. Tính đến thời điểm khảo sát, hệ số thức ăn (FCR) cho tôm là 1,2.

Quản lý ao nuôi:

Cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng cho tôm. Mỗi ao có bố chí 2 dàn quạt nước, tuy nhiên thời gian chạy máy chủ yếu vào thời điểm tôm lột xác và xử lý hóa chất. Hàng ngày kiểm tra bờ ao và lưới rào xung quanh ao nhằm hạn chế vật trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi. Thường xuyên quan sát, kiểm tra chất lượng nước để kịp thời thay nước cho ao nuôi. Định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm bằng phương pháp mô học.

Phòng trị bệnh:

Trong quá trình nuôi tôm có hiện tượng bị đen mang và thân đóng rong ở giai đoạn tháng thứ 2 trở đi.

Cách điều trị:

Xử lý nước và dùng Zeolite với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Một số điều thú vị về tập tính sinh sản của cá rô đồng Một số điều thú vị về tập tính sinh sản của cá rô đồng

Cứ mỗi mùa mưa đến các trẻ em vùng nông thôn lại háo hức chờ cơn mưa đầu mùa để cùng nhau đi “lượm” cá rô đồng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao cá lại leo lên bờ để cho chúng ta “lượm” nhỉ? mà tại sao chỉ là cá rô đồng mà không phải là cá diêu hồng, cá lóc hoặc cá rô phi?

10/07/2015
Sản xuất cá rô phi cỡ lớn Sản xuất cá rô phi cỡ lớn

Ngành cá rô phi của Philippin đã tạo ra cỡ cá rô phi có kích thước lớn gấp đôi (600 - 800 gram so với 350 gram như trước đây) thông qua kỹ thuật trong nước và các phương pháp nuôi đặc biệt. Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản Philippin (BFAR) cho biết, cá rô phi cỡ lớn có thể đáp ứng được mong muốn của thị trường đối với dạng philê to hơn ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

10/07/2015
Giống tôm thẻ chân trắng chất lượng Giống tôm thẻ chân trắng chất lượng

Nuôi trồng thủy sản hiện nay gặp rất nhiều rủi ro, khó khăn chồng chất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn, bền vững và hiệu quả kinh tế chung của mô hình. Điều kiện ao hồ, chất lượng môi trường, nguồn nước, thời tiết, khí hậu, mùa vụ thả nuôi, thức ăn, kỹ thuật áp dụng…

10/07/2015
Nuôi cá lăng đuôi đỏ Sêrêpốk Nuôi cá lăng đuôi đỏ Sêrêpốk

Cá lăng nha đuôi đỏ là đặc sản nổi tiếng của dòng sông Sêrêpốk giờ đây đã "vượt" sông, về làm giàu cho người nông dân xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

10/07/2015
Kỳ lạ đời sống loài lươn Kỳ lạ đời sống loài lươn

Lươn là loài lưỡng tính mà lưỡng tính của loài Lươn cũng lạ vì nó phụ thuộc vào độ dài ngắn. Ngộ nhỉ ?!? Khi độ dài đạt đến 25-30cm tùy theo vùng thì các nàng và ả Lươn biến thành đực tất không phân biệt tuổi tác hay số lần hôn phối cũng như bao lần sinh nở và cũng không cần sự can thiệp của y học !

10/07/2015