Bệnh Đạo Ôn, Khô Vằn Tiếp Tục Phát Sinh Trên Lúa

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông tin, tuần từ ngày 7 - 13/4, tại các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn tiếp tục gia tăng nhanh về diện tích nhiễm và mức độ hại trên trà lúa xuân sớm giai đoạn đẻ rộ đến đứng cái.
Ngoài ra, rầy nâu - rầy lưng trắng tiếp tục tích lũy số lượng trên trà lúa đòng và trỗ, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa đứng cái, làm đòng. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời, đảm bảo mùa vụ thắng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã xuống giống 5.100ha lúa vụ mùa (vụ 10-12), cây lúa đang trong giai đoạn trên 30 ngày tuổi. Hiện nông dân đang tập trung làm cỏ, bón phân chăm sóc lúa vụ mùa.

Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ vừa thanh tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại địa bàn huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Tân Sơn và Yên Lập. Qua kiểm tra và phân tích các mẫu chè búp tươi đều không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện tại 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.

Tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị này vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, với tổng vốn đầu tư 4.058 tỷ đồng. Vốn ngân sách chiếm khoảng 10%, còn lại của doanh nghiệp, nhân dân và nguồn khác.

Giá thu mua của các doanh nghiệp chỉ đạt 2.500 - 3.000 đồng/kg quả tươi, trong khi đó theo tính toán của người dân trồng cà phê, tiền thuê nhân công thu hoạch gần 2.000 đồng/kg, chưa kể chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc.