Chủ động phòng dịch bệnh gây hại trên đàn gia súc, gia cầm
Trước điều kiện thời tiết bất thường, người chăn nuôi phải tổ chức chăm sóc tốt cho đàn vật nuôi
Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 9/2015, trên đàn GS,GC của tỉnh chỉ xảy ra một vài trường hợp bệnh tiêu chảy, sốt, tụ huyết trùng, phó thương hàn...
Đây là những loại bệnh thông thường, nếu được phát hiện sớm, được điều trị đúng cách không gây thiệt hại nhiều.
Riêng các loại bệnh như cúm, tai xanh, lở mồm long móng vẫn chưa có phát hiện.
Để đảm bảo an toàn cho đàn GSGC, ngành thú y tỉnh đã thực hiện tiêm phòng dịch tả cho trên 176 ngàn con heo, chiếm tỷ lệ 51,91%/tổng đàn; bệnh tụ huyết trùng cho trên 157 ngàn con heo, chiếm tỷ lệ 46,38%/tổng đàn; phó thương hàn cho trên 159 ngàn con heo, chiếm tỷ lệ 46,88%/tổng đàn.
Trên đàn trâu, bò đã tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho trên 19.400 con, chiếm tỷ lệ 25,60%/tổng đàn; tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho hơn 18,3 ngàn con, chiếm tỷ lệ 24,25%/tổng đàn.
Trên đàn gia cầm, tiêm phòng bệnh dịch tả cho hơn 3,2 triệu con vịt; trên 431 ngàn liều ngừa bệnh Newcastle; trên 253 ngàn liều Gumboro; tiêm ngừa bệnh cúm cho khoảng 6,5 triệu con gà, vịt.
Ngoài ra, các huyện biên giới như: Tân Hồng, Hồng Ngự, TX.Hồng Ngự nhận được sự hỗ trợ vắc-xin từ Chương trình Quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng (Cục thú y) với hơn 15 ngàn liều.
Ông Đỗ Thanh Ngọc – Trưởng Trạm Thú y huyện Tân Hồng cho biết: “Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ngành thú y huyện chủ động hỗ trợ người chăn nuôi tiêm vắc-xin phòng các loại bệnh thường phát sinh trên đàn GS,GC trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Phối hợp với các địa phương tổ chức phát hơn 3 ngàn lít thuốc tiêu độc khử trùng cho người dân; tiến hành phun thuốc tiêu độc tại các nơi công cộng; vận động người dân thực hiện tốt việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi...”.
Th.s Bạch Tuấn Kiệt – Trưởng Phòng dịch tễ, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Thời gian qua, Chi cục Thú y thường xuyên yêu cầu các Trạm Thú y, Trạm kiểm dịch các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác kiểm dịch; thực hiện vận động người dân tiêm phòng cho vật nuôi, giám sát chặt chẽ công tác giết mổ, triển khai tháng tiêu độc, khử trùng;
Chú trọng công tác kiểm tra lâm sàng, kiểm tra động vật nhập vào địa phương, nhằm phát hiện sớm dịch bệnh và có các biện pháp chủ động, xử lý kịp thời”.
Tuy nhiên, vẫn còn các hộ chăn nuôi thiếu chủ động về tiêm phòng bệnh cho đàn vật nuôi do ngại chi phí cao.
Mặt khác, điều đáng lo ngại nhất là trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số lò giết mổ chưa tập trung; tình trạng mua bán, giết mổ GS,GC không đảm bảo vẫn còn diễn ra phổ biến, điều này có thể ảnh hưởng đến việc lây lan các loại dịch bệnh.
Theo khuyến cáo của Chi cục thú y tỉnh Đồng Tháp, trong điều kiện thời tiết bất lợi, người chăn nuôi nên tăng cường vệ sinh chuồng trại, thu gom xử lý chất thải ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý an toàn trước khi đưa ra môi trường; tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn, sử dụng nguồn nước sạch cho vật nuôi.
Song song đó, người chăn nuôi phải theo dõi thường xuyên đàn vật nuôi để có phát hiện dịch, bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời; tránh vứt xác GS,GC chết xuống các sông, kênh dẫn nước.
Có thể bạn quan tâm
Vụ mùa năm 2011-2012 và những tháng đầu năm của năm 2013, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm công nghiệp.
Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.
Nhiều nông dân ở xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) ăn nên làm ra nhờ mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Cây bồn bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn…
Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.
Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.