Bến Tre tích cực ngăn chặn tình trạng mua bán cau non

Lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành điều tra và bước đầu ghi nhận tại TP. Bến Tre có 4 hộ thu mua; Mỏ Cày Nam 1 hộ; Giồng Trôm 2 hộ. Trung bình các hộ này mua mỗi ngày trên dưới 100kg, với giá khoảng 40 ngàn đồng/kg, bán lại cho thương lái các huyện, cả TP. Hồ Chí Minh với giá khoảng 70 ngàn đồng/kg.
Qua trao đổi, các đại lý thu mua thừa nhận rằng, họ chỉ mua và bán cau non xuất sang Trung Quốc kiếm lời chứ không biết khách hàng bên đó mua về để làm gì. Ngoài số thương lái tập trung, có nhiều người khác chạy xe gắn máy đến tận vườn để mua trực tiếp rồi chở đi bán lại.
Còn theo phản ánh của người dân, việc hái bán cau non sẽ ảnh hưởng đến việc cho trái lần sau vì phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới cho trái lại. Thậm chí cây cau sẽ không còn cho trái. Hiện Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phụ trách các huyện, thành phố tiếp tục khảo sát nắm tình hình thương lái mua cau non và các mặt hàng nông sản khác nếu có xuất hiện. Bởi hiện nay, nhiều địa phương thương lái đang thu mua một số mặt hàng như cam non ở Hậu Giang, nụ thanh long để về chế biến trà ở Tiền Giang.
Ngày 15-6-2015, UBND tỉnh cũng có Công văn số 2901 về việc chỉ đạo ngành Nông nghiệp kiểm tra, hướng dẫn người dân không bán cau non. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra, tìm hiểu động cơ thu mua, sử dụng của đối tượng cũng như tác hại nếu có của việc thu hoạch cau non để bán hoặc ảnh hưởng đến các loại hình sản xuất nông nghiệp, để có biện pháp thông tin, ngăn chặn hữu hiệu. Ngoài ra, Sở cần thông tin, hướng dẫn người dân biết các hành vi khác có nguy hại đến sản xuất nông nghiệp như săn bắt các thiên địch của côn trùng, việc bán lá non, bán cọng lá dừa non, nuôi cấy đuông dừa...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/4, giá thanh long xuất khẩu tiếp tục xuống thấp. Các nhà vườn trong tỉnh Bình Thuận không khỏi lo lắng trước xu hướng bất lợi của thị trường.

Nhờ biết cách xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc xoài theo hướng an toàn, mô hình sản xuất xoài bao trái của gia đình ông Huỳnh Văn Long, xã Sông Bình (Bắc Bình, Bình Thuận) đã có thu nhập kinh tế tương đối cao.

Bọ xít hại nhãn, vải thường gia tăng số lượng nhanh chóng và gây hại nặng cho vải, nhãn ở giai đoạn nụ, hoa đến quả non (từ tháng 2 – 5).

Cây vải cổ thụ 58 tuổi này do lão ông Lý Quang Chức, thôn Lạc Thiện 2, thị trấn D’Ran, tỉnh Lâm Đồng trồng từ năm 1957 trong phần đất của gia đình. Cây rất cao, thân chia nhiều nhánh, tỏa bóng mát che rợp một khoảng vườn.

Ở thời điểm hiện tại, người dân trồng ổi ở Thanh Hà (Hải Dương) điêu đứng vì giá ổi xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 3.000đ/kg. Thanh Hà là vùng đất từ lâu trồng các loại vải, ổi thơm ngon có tiếng với ba giống đặc trưng là ổi bo xù, ổi Thái và ổi bo trắng.