Thoát Nghèo Bền Vững Nhờ Nghề Trồng Hoa Hồng
Những năm gần đây, gia đình anh Ngô Văn Bính ở bản Thanh Mai, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng hoa hồng, đem lại nguồn thu nhập cao, giúp gia đình có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Anh Bính cho biết, nhận thấy tiềm năng kinh tế của mô hình trồng hoa hồng, anh đã bàn bạc với gia đình và quyết định đưa cây hoa hồng lên trồng thử ở Điện Biên. Đến nay, sau gần 4 năm mạnh dạn chuyển đổi, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Bính đang ngày càng được khẳng định rõ rệt.
Hoa hồng cho thu hoạch quanh năm, sau thời gian xuống giống khoảng 3 tháng là có hoa để thu hoạch. Đầu tư tiền giống ban đầu một lần, song người trồng có thể thu hoạch liên tục từ 6 đến 8 vụ.
Với hơn một sào đất trồng hoa hồng, trung bình một tuần, anh Bính cắt một lần từ 2000 đến 2.500 bông, với giá dao động 700-1000 đồng/bông, thu nhập hằng tháng không dưới 6 triệu đồng, sau khi trừ chi phí các loại cũng còn lãi khoảng 5 triệu đồng.
Riêng trong dịp 8-3 vừa qua, vợ chồng anh Bính đã thu được gần 10 triệu đồng từ tiền bán hoa hồng. Với hai lao động thường xuyên chăm sóc, từ năm 2010 đến nay, nguồn thu từ trồng hoa hồng của gia đình anh Bính ổn định khoảng 60 triệu đồng/năm.
Theo anh Bính, nghề trồng hoa hồng không đòi hỏi quá cao về yêu cầu kỹ thuật, song điều quan trọng nhất là người trồng hoa phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết để chăm sóc hoa cho thích hợp; thường xuyên tỉa cành, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho hoa. Đặc biệt, cần chủ động che chắn cho hoa, tránh để gió Lào làm táp bông, thâm cánh.
Với đất bạc màu, cần chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh và bùn ao phơi khô, đập nhỏ để cải tạo đất trước khi xuống giống.
Từ hiệu quả trong mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Bính, nhiều hộ gia đình ở xã làm theo. Xã Thanh Hưng đang dần trở thành “làng hoa vùng cao” nơi trực tiếp cung cấp hoa hồng nói riêng và các loại hoa tươi nói chung cho thị trường TP Điện Biên Phủ và các khu vực lân cận.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ngấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng, mô hình trồng hoa hồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vì cây hoa hồng tỏ ra khá thích hợp với đất đai, khí hậu ở Thanh Hưng.
Thời gian tới, xã sẽ chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng cho người nông dân nhằm giúp bà con phát triển cây hoa hồng theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.
Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.
Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.
Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.
Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.