Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng

Bến Tre Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng
Publish date: Monday. July 21st, 2014

UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Ngoài ra, bổ sung phần đất ngoài đê bao, còn ảnh hưởng mặn ở một số xã thuộc 5 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm vào quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng.

Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm chân trắng khoảng 4.390ha, năm 2020 là 7.820ha và năm 2030 là 8.300ha.

Kèm theo quy hoạch điều chỉnh, có 7 dự án về hạ tầng, thủy lợi, 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện, 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.

Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi tôm chân trắng đến năm 2020 là 1.359 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất 738 tỉ đồng. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này đã xác định, đối tượng tôm chân trắng là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh.

Vấn đề đặt ra là để phát triển đối tượng nuôi này, tỉnh cần chú trọng đến sự bền vững của môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi tôm chân trắng với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác.


Related news

Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Láng Cát Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Láng Cát

20 - 25 tấn rau sạch được cung ứng cho thị trường mỗi ngày là kết quả sản xuất của 29 hộ thuộc Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát. Hiện nay, Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát đang triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho mình.

Wednesday. November 18th, 2015
Nông dân Châu Thành làm giàu với sầu riêng hạt lép Nông dân Châu Thành làm giàu với sầu riêng hạt lép

Sau dịch hại chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò, nông dân huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lựa chọn nhiều loại cây ăn trái khác để chuyển đổi canh tác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với mức lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha, sầu riêng là loại cây trồng đang hấp dẫn nhà vườn.

Wednesday. November 18th, 2015
Hiến kế phát triển mãng cầu Xiêm ở Tân Phú Đông Hiến kế phát triển mãng cầu Xiêm ở Tân Phú Đông

Dù chỉ phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng mãng cầu Xiêm đã trở thành 1 trong 3 cây trồng chủ lực ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Cùng với phát triển nhanh về diện tích, cây mãng cầu Xiêm đang đối mặt với nhiều thách thức cần có giải pháp để phát triển bền vững.

Wednesday. November 18th, 2015
Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa

Ông Ngô Văn Khỏi, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) ngờ ngàng trước việc 1 cây dừa trong đất rẫy của mình có hình thù rồng bay phượng múa...

Wednesday. November 18th, 2015
Cây chuối Cà Mau nguồn thu phụ - Lợi nhuận lớn Cây chuối Cà Mau nguồn thu phụ - Lợi nhuận lớn

Chuối mọc nhiều ở miệt đồng mặn phèn chua Cà Mau. Trước kia chuối được người dân trồng rải rác khắp nơi nhưng những năm gần đây, nhiều hộ mở rộng diện tích, trở thành vùng chuối tập trung, giúp cho nhiều nông hộ có thêm nguồn thu, xóa đói, giảm nghèo.

Wednesday. November 18th, 2015