Bến Tre Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn Dừa Đạt Hiệu Quả

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).
Cơ quan chủ trì đã tổ chức 8 lớp tập huấn, 4 cuộc hội thảo về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa; kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, quản lý nguồn nước, cách thức cho ăn, quản lý ao nuôi, thu hoạch; cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho tôm càng xanh. Dự án thả nuôi 800 ngàn con, tôm bắt đầu nuôi kích cỡ từ 2 - 3 cm, tỷ lệ sống trên 60%, cỡ thu hoạch 30 con/kg, năng suất đạt 660 kg/ha.
Xã Phước Hiệp có 33 hộ tham gia Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh. Năm 2003, ông Bùi Văn Len, ở ấp An Thới nuôi 500 con trên diện tích 500 m2 thu được 20 kg, lời 7 triệu đồng. “Năm 2013, tôi bán tôm càng xanh loại I được 400 ngàn đồng/kg. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi tôm càng xanh do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tập huấn mà tôi có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa” - ông Len nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang Tuyến, Chủ nhiệm Dự án, Dự án này nhận được sự ủng hộ khá cao của người nuôi tôm. Người nuôi tôm có lợi nhuận, nhận thức ngày càng tốt hơn trong quá trình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. Qua đó, góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất.
Related news

Nông dân ĐBSCL đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2012. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, tình hình tiêu thụ lúa đang rất khó khăn, giá giảm mạnh.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã thực hiện mô hình trình diễn sản xuất lúa gieo thẳng tại xã Xuân Quang, huyên Bảo Thắng và xã Bảo Nhai, huyên Bắc Hà với diện tích 15 ha.

Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.

Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Theo tính toán của Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT, tới đây, sẽ có 4.000 tỷ đồng hỗ trợ người trồng lúa. Khoản chi này sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.