Bayer Việt Nam hỗ trợ lúa giống cho nông dân bị thiệt hại

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Kiên Giang, vào năm 2013, có 23 hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thuận kiến nghị về việc sử dụng giống lúa lai F1 Arize B-TE1, do Cty Bayer Việt Nam phân phối, nhưng khi lúa ở giai đoạn trổ thì có hiện tượng trổ không đều làm ảnh hưởng đến năng suất.
Việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên không kết thúc và kéo dài cho đến nay. Sở NN-PTNT Kiên Giang đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt - BVTV xác minh kiến nghị của bà con nông dân, kết quả nguyên nhân không phải do chất lượng giống mà do kỹ thuật canh tác của nông dân và thời tiết thời điểm lúa trổ.
Tuy nhiên, Cty Bayer Việt Nam cũng đã thống nhất hỗ trợ 50% số lượng giống lúa Arize B-TE1 trên diện tích đã gieo sạ năm 2013 là 19,3 ha, tương đương 300 kg, để nông dân tái đầu tư sản xuất vụ mùa (vụ lúa tôm) năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Mùa nghêu năm 2013 lại diễn ra trong tình trạng nghêu chết ở một vài hợp tác xã (HTX) nhưng tỷ lệ thiệt hại không đáng kể, chỉ có HTX Đồng Tâm ở Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) bị thiệt hại khoảng 50%, còn lại đều hoạt động hiệu quả.

Sau nhiều tháng điều tra, nhóm nghiên cứu do Donald Lightner tại Đại học Arizona đã xác định nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS).

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.