Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu

Cơ quan Thú y vùng VI đã thực hiện việc kiểm dịch và thu phí khoảng 2,3 triệu đồng/lô gà giống nhập khẩu (gồm các loại phí: Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm: Cúm gia cầm thể độc lực cao, Bạch lỵ gà, Ho thở mạn tính ở gà; kiểm tra lâm sàng; lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu; đi lại kiểm tra, giám sát….).
Đồng thời, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II đã tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 31 nơi nuôi cách ly kiểm dịch cho các lô gà giống nhập khẩu và thu phí kiểm tra khoảng 1,6 triệu đồng/lần/nơi cách ly kiểm dịch (bao gồm chi phí cho việc kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y ở khu vực nuôi cách ly, đi lại…). Như vậy, tổng số phí tổn cho việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch 48 lô gà giống nhập khẩu là 162,6 triệu đồng (bình quân mỗi lô gà giống chỉ phải chi phí 3,38 triệu đồng).
Với các biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm đối với các lô gà giống bố mẹ nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, đến nay dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát và khống chế trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.
Nhà nông Trịnh Văn Tùng (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, Đơn Dương, Lâm Đồng) chọn biện pháp sản xuất đa canh nhiều loại rau khác trên đất trồng cây cà chua truyền thống, tạo ra chuỗi giá trị nông phẩm thông thương đầu vào - đầu ra...

Những lô hàng chè xuất khẩu kém chất lượng bị trả lại thời gian qua ở một số địa phương trong cả nước đã khiến giá chè bị sụt giảm mạnh, từ 4.700 đồng/kg xuống còn 3.600 đồng/kg (tháng 6). Người trồng chè Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, hạn hán đang đe dọa tới năng suất.