Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt
Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Là một nông dân chất phác, dám nghĩ dám làm, anh Hồng đã biến vùng đất hoang thành một vườn bầu bí xanh tươi và cho năng suất cao. Lúc đầu anh chỉ trồng thử 4 sào thấy hiệu quả, nên anh Hồng đã mạnh dạn mướn thêm đất mở rộng diện tích cây này. Theo anh Hồng, chi phí cho 1 hécta bầu bí là 30 triệu đồng gồm mua lưới, cây làm giàn và sẽ sử dụng được trong 4 năm. Mỗi năm anh Hồng làm hai vụ bầu bí. Thời gian thu hoạch kéo dài trong ba tháng.
Anh Hồng đang trồng giống bầu 333 và giống bí VR68, hiện nay vườn bầu bí của anh đang bước vào thu hoạch ước năng suất đạt 50 tấn/hécta. Giá bán dao động từ 3.500 - 3.700 đồng/kg và được thương lái đến mua tại vườn đem đi bán ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở miền Trung.
Thấy hiệu quả từ trồng bầu bí, hiện nay anh Hồng đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động để giảm chi phí, công lao động và tăng thu nhập. Tuy nhiên theo anh Hồng, cây bầu bí cũng "nhạy cảm" với thời tiết như sương mù vào buổi sáng nếu không chăm sóc kỹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, làm giảm năng suất. Đồng thời, cây bầu bí dễ bị một số sâu bệnh trên cây như thán thư, sương mai và phải sử dụng thuốc sinh học để xử lý.
Hiện nay, anh Hồng còn hợp đồng trồng thử nghiệm 1 hécta đậu cô-ve làm giống với Công ty phát triển đầu tư nhiệt đới ở TP. Hồ Chí Minh. Diện tích đậu này được công ty bao trọn gói nếu chăm sóc đạt 3 tấn/hécta thì sau khi trừ chi phí anh còn lãi 50 triệu đồng/hécta. Đặc biệt, anh Hồng đang theo học lớp trung cấp nông nghiệp để có thêm kiến thức áp dụng vào công tác chăm sóc vườn rau ăn quả theo hướng sạch, an toàn.
Ông Lê Văn Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Cát, cho biết: "Anh Nguyễn Thanh Hồng là một hội viên nông dân dám nghĩ dám làm, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật đưa vào mô hình trồng rau ăn quả đạt hiệu quả. Với trên 1 hécta trồng bầu bí, hàng năm gia đình anh thu nhập trên 80 triệu. Hội Nông dân xã đang phổ biến cho bà con nông dân học tập kinh nghiệm từ mô hình làm ăn rất hiệu quả này".
Có thể bạn quan tâm
Ngày 16/10, Dự án Mây Tre Keo bền vững WWF-Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển ngành Mây Tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020.
Cái vòng luẩn quẩn, tìm chỗ đứng cho loài cây bám trụ trên đất rẫy ở Thới Bình (Cà Mau), vẫn cứ bấp bênh từ nhiều năm nay. Vùng đất phèn mặn này trước đây người nông dân trồng cây khóm, cây tràm rồi cây trúc…
Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.
Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.
Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.