Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất ngờ với ruộng rau muống, bãi chăn trâu trên đất dự án tỷ đô

Bất ngờ với ruộng rau muống, bãi chăn trâu trên đất dự án tỷ đô
Ngày đăng: 23/11/2015

Chuồng gia súc trên đất xây tháp tỷ đô

Rất ít người nghĩ con đường đất lầy lội, nhỏ hẹp, hai bên đầy rác thải, xác chuột và phân trâu bò giữa làng Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại là lối duy nhất dẫn vào dự án Tháp dầu khí (PVN Tower).

Hai anh em Đỗ Văn Trung, Đỗ Văn Hiếu là dân gốc làng Mễ Trì, dựng trại nuôi gia súc trên khu đất này.

Trung cho biết, những hộ dân có ruộng ở đây nghe nói về dự án nhiều năm trước.

Nhưng từ đó tới nay, mọi thông tin chỉ là đồn đoán.

​Thuế đất vẫn phải đóng đều đặn, gia đình anh và dân làng chưa thấy có gì thay đổi.

Chuồng lợn của gia đình Đỗ Văn Hiếu (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được đặt trên đất dự án PVN Tower.

Cách đây vài năm, dù dự án được quây bao nhưng người dân vẫn đổ đất vào để “tăng gia”.

Riêng hai anh em Trung, Hiếu, đã rủ nhau nghỉ việc cơ quan để dựng trại nuôi gia súc.

Nhờ đó, thu nhập của gia đình tốt hơn, hai anh em lại chủ động thời gian làm thêm việc khác.

Trên bãi đất rộng lớn, hai anh em mua 2 con bò cái và gây giống được một đàn 16 con, bán được nhiều bê.

Bên cạnh đó, Trung còn nuôi lợn lấy thịt xuất bán, và thêm cả gà, ngựa, bò.

Sáng sáng, anh thả bò, ngựa ra cho ăn cỏ mọc dại, cả ngày chăm nuôi lợn gà, tối lùa bò, ngựa vào chuồng...

Mỗi tháng, trại gia súc này đem về cho mỗi người (Hiếu, Trung) khoản thu nhập hơn chục triệu đồng.

Dự án tỷ đô PVN Tower một thời được kỳ vọng sẽ là niềm tự hào của ngành dầu khí, giờ là bãi chăn thả gia súc.

Người cô họ của Đỗ Văn Trung mượn đất chủ ruộng tại đây để trồng rau đem bán cho dân trong làng, mỗi tháng cũng thu về trên dưới 5 triệu đồng.

“​Dự án nằm giữa hai làng Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng.

Nhưng do đất đã bị quây kín, không đủ nước để canh tác, trồng lúa nên nhiều chủ ruộng bỏ hoang.

Tôi thấy tiếc đất nên mượn họ trồng rau”, bà Vinh cho biết.

Đất xây siêu khách sạn thành ruộng rau muống

Không như PVN Tower, dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng có tổng mức đầu tư ​1 tỷ USD nhưng đã hoàn thành công tác đền bù đất từ năm 2010.

Tuy nhiên, sau 5 năm, siêu khách sạn vẫn chưa được khởi công.

Trên khu đất 4,2 ha, các hộ dân là chủ ruộng trước đây đã quay lại trồng đủ loại hoa màu.

Bà Mai (Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) đang tưới nốt những luống rau cuối ngày.

Do nằm ở vùng đất trũng, bà Mai cùng nhiều hộ canh tác khác chỉ cần đào hố trong mùa cạn là có nước.

Mùa mưa, việc trồng rau càng nhàn hơn do không lo thiếu nước.

Nhờ mượn lại đất dự án để trồng rau, mỗi tháng bà Mai có thêm khoản thu nhập hơn 2 triệu đồng.

Dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus của đại gia Đặng Thành Tâm trên khu đất vàng giữa thủ đô đã treo 4 năm, hiện được nhiều hộ dân mượn đất trồng rau, tăng gia thu nhập.

Ngoài trồng hoa màu, khoảng 1/3 diện tích khu đất hiện được sử dụng làm sân bóng cho thuê và bãi gửi ôtô.

Anh Hùng, người trông giữ bãi xe cho hay, cư dân các tòa chung cư lân cận gửi khoảng 30-40 chiếc.

“Dự án treo không biết ai buồn nhưng với một số người dân đang trồng rau, làm ruộng ở đây, khu đất này đang giúp họ gia tăng thu nhập.

Tiền đền bù đã nhận đủ, lại có đất miễn phí để trồng rau bán, sao lại không vui?”, nhân viên trông xe cởi mở.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại “Vàng” Vùng Chiêm Trũng Trang Trại “Vàng” Vùng Chiêm Trũng

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".

13/09/2013
Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu) Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu)

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

25/03/2013
Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Vụ Cá Nam Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Vụ Cá Nam

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.

17/09/2013
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Ở Lộc Hà (Hà Tĩnh)

Tận dụng ưu thế của địa phương có luồng lạch, cửa biển, nhiều hộ gia đình ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Chẽm bằng lồng. Kết quả kinh tế từ loại hình nuôi trồng thủy sản này cho thấy, nếu được đầu tư bài bản, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, nuôi cá Chẽm bằng lồng sẽ mở hướng thoát nghèo cho bà con nông dân vùng biển cửa.

26/03/2013
Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Được Khống Chế Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Được Khống Chế

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.

19/09/2013